Trà lúa mạch chứa chất chống oxy hóa và nhiều loại acid amin
Vì sao bạn nên uống trà táo mỗi ngày?
Uống trà quế: Không chỉ rất thơm mà còn có nhiều lợi ích
Uống trà hoa: Tốt sức khỏe - dưỡng nhan sắc
Uống trà gạo lứt có lợi ích gì với sức khỏe?
Trà lúa mạch là gì?
Trà lúa mạch là một loại trà thảo dược được làm từ hạt lúa mạch rang cho đến khi chuyển sang màu nâu sẫm, sau đó cho thêm nước đun sôi và ngâm một lúc để hạt lúa mạch tiết hương vị ra nước. Nước thu được chính là trà lúa mạch.
Uống trà lúa mạch có lợi ích gì?
Kháng khuẩn
Polyphenol có trong chiết xuất từ lúa mạch có thể làm giảm độ bám dính của vi khuẩn đến các bộ phận khác nhau của cơ thể, do đó ngăn ngừa nhiễm khuẩn. Trà lúa mạch nổi tiếng với khả năng chống lại nhiễm trùng đường tiết niệu và sâu răng.
Chống oxy hóa
Lúa mạch có chứa phytonutrients được gọi là lignans chống lại các gốc tự do trong cơ thể.
Uống trà lúa mạch giúp kháng khuẩn, chống oxy hóa
Giúp thư giãn, giảm stress và ngủ ngon
Tryptophan - một amino acid được tìm thấy trong trà lúa mạch, có thể giúp thư giãn và ngủ ngon hơn. Tryptophan giúp cơ thể tổng hợp serotonin, một chất dẫn truyền thần kinh điều chỉnh giấc ngủ.
Theo nghiên cứu của Mỹ, các chất phytochemical có trong trà lúa mạch có thể giúp ngăn ngừa tổn thương oxy hóa tế bào, ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư.
Điều chỉnh huyết áp và lượng đường trong máu
Lúa mạch rất giàu magne, giúp điều hòa lượng đường trong máu, ngăn ngừa bệnh đái tháo đường type 2, giảm nguy cơ bị tăng huyết áp. Uống trà lúa mạch thường xuyên có thể giúp kiểm soát bệnh tăng huyết áp. Đồng thời, nhờ giàu magne nên trà lúa mạch còn giúp giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt, giảm đau nửa đầu, ngăn ngừa hen suyễn, lo âu và trầm cảm.
Chống đông máu
Các hợp chất hóa học được gọi là alkylpyrazines có trong trà lúa mạch có thể thúc đẩy tuần hoàn máu tốt hơn. Lưu thông máu kém trong cơ thể có thể dẫn đến sự hình thành cục máu đông ngăn chặn các mạch máu và thậm chí gây ra các cơn đau tim và đột quỵ.
Chống lại cảm lạnh
Khi bạn cảm thấy lạnh, hãy tự pha một tách trà lúa mạch. Thêm một chút quế và mật ong để tăng cường thêm lợi ích sức khỏe. Hít ngửi hơi trà lúa mạch cũng giúp giảm tắc nghẽn đường hô hấp và đau họng.
Giúp thải độc và làm sạch
Trà lúa mạch đã được sử dụng trong hàng trăm năm để làm sạch cơ thể và cải thiện tiêu hóa. Uống trà lúa mạch còn giúp giảm táo bón và cũng giúp kháng acid sau khi ăn quá nhiều.
Làm thế nào để làm trà lúa mạch?
Trà lúa mạch có thể được uống nóng hay lạnh tùy thích. Để làm trà lúa mạch nóng, bạn cần rang lúa mạch trong chảo cho đến khi chúng chuyển sang màu nâu sẫm. Sau đó, cho thêm nước sôi vào chảo lúa mạch (lượng nước tùy thuộc vào việc bạn muốn uống đậm hay nhạt). Vặn nhỏ lửa và đun thêm khoảng 3 - 4 phút. Tắt bếp, để nguội rồi lọc lấy nước uống.
Bạn có thể bảo quản trà lúa mạch trong ngăn mát tủ lạnh. Tuy nhiên, trà lúa mạch không để được lâu. Nếu muốn bảo quản lâu hơn, bạn có thể cho trà lúa mạch lên ngăn đá.
Những điều cần lưu ý về trà lúa mạch
- Trà lúa mạch chứa gluten nên không nên dùng cho những người bị dị ứng gluten hoặc những người có chế độ ăn không gluten.
- Trà lúa mạch tự nhiên không chứa caffeine nên đó là đồ uống mà trẻ em và người già có thể tiêu thụ một cách an toàn.
- Uống trà lúa mạch quá nhiều có thể dẫn đến đầy bụng và đau thắt bụng. Vì vậy, chỉ nên uống 1 - 2 cốc một ngày.
- Trà lúa mạch có mùi hương tự nhiên, thơm ngon và vị đắng nhẹ. Nếu thích có thêm vị ngọt, bạn có thể cho thêm đường hoặc mật ong.
Bình luận của bạn