Làm sao để hạn chế ngộ độc thực phẩm dịp lễ, Tết?

Nên đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khi sơ chế thức ăn

Những lưu ý khi tích trữ các loại thực phẩm trong tủ lạnh dịp Tết

Cẩn trọng bảo quản thực phẩm Tết

8 điều cần biết về vệ sinh an toàn thực phẩm

Hướng dẫn cách bảo quản và hâm nóng thức ăn, tránh ngộ độc thực phẩm

Chọn lựa thực phẩm cẩn thận

Khi mua thực phẩm, đặc biệt là vào dịp Tết bạn nên chọn những thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng. Tốt nhất là chọn các thực phẩm đã qua kiểm định của Bộ Y tế hoặc ban ngành có liên quan. Thực phẩm đóng hộp không mua sản phẩm có vỏ bị hư hỏng, biến dạng, bị rỉ sét, phần hướng dẫn sử dụng, ngày sản xuất không thể nhìn rõ hay không có.

Nên lựa chọn các thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng trong dịp Tết

Bảo quản thực phẩm đúng cách 

Vi khuẩn có thể phát triển nhanh chóng ở nhiệt độ phòng. Do vậy, bạn nên bảo quản thực phẩm đúng cách.

Nên làm lạnh hoặc trữ đông các thực phẩm dễ bị hư hỏng trong vòng 2 giờ. Nên giữ thịt lợn, thịt gia cầm, hải sản và trứng tách biệt với tất cả các loại thực phẩm khác trong tủ lạnh. Khi trữ đông thực phẩm, nên cho chúng vào trong hộp nhựa hoặc túi có khóa kéo (túi zip) để tránh sự lây lan vi khuẩn. 

Thức ăn đã nấu chín nên dùng hết trong 1 - 2 ngày, không nên để lâu hơn. Các thực phẩm nên nấu chín trước khi ăn, hạn chế ăn sống. Nơi chế biến thức ăn không đặt gần đường cống rãnh, nhà vệ sinh.

Trữ đông thực phẩm đúng cách sẽ hạn chế vi khuẩn lây lan

Nấu chín kỹ thức ăn

Thịt, gia cầm, hải sản và trứng có thể mang mầm bệnh gây ngộ độc thực phẩm. Do vậy, bạn nên nấu chín kỹ các loại thức ăn này, tránh ăn sống hay ăn tái.

Sử dụng thớt riêng để chế biến thức ăn

Sử dụng thớt riêng để chế biến thức ăn sống và thức ăn chín. Điều này sẽ tránh lây nhiễm vi khuẩn có hại trên mặt thớt với các loại thực phẩm đã nấu chín.

Rửa tay thường xuyên

Hãy rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn để hạn chế khả năng nhiễm và lây truyền vi khuẩn. Bạn nên rửa tay vào các thời điểm sau:

- Trước, trong và sau khi chuẩn bị thức ăn;

Nên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi chế biến thức ăn

- Sau khi chạm vào thịt sống, trứng sống hoặc rau chưa rửa;

- Trước khi ăn hoặc uống;

- Trước và sau khi chăm sóc người bị bệnh;

- Trước và sau khi điều trị vết cắt hoặc vết thương;

- Sau khi xì mũi, ho hoặc hắt hơi;

- Sau khi đi vệ sinh;

- Sau khi chạm vào động vật, thức ăn gia súc hoặc chất thải động vật.

Thanh Tú H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng