Lượng mỡ tích trữ quá nhiều sẽ gây hại cho cơ thể
Thận trọng khi dùng berberine với mục tiêu giảm cân
7 dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư máu
Lợi ích và rủi ro khi phẫu thuật giảm cân
4 động tác giãn cơ giúp giảm đau nhức cơ bắp
Mô mỡ là mô liên kết giàu năng lượng, tạo thành từ lipid và được tìm thấy khắp cơ thể ở các dạng khác nhau. Mô mỡ tham gia vào quá trình điều hòa chuyển hóa, sản xuất các hormone và giữ ấm cơ thể.
Tuy nhiên, nếu bạn cung cấp cho cơ thể nhiều calorie hơn mức cần thiết, năng lượng dư thừa sẽ lưu trữ trong các tế bào mỡ, tạo ra mỡ thừa trong cơ thể. Khi đó, không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình, vị trí tích mỡ còn có thể cảnh báo một vài vấn đề sức khỏe.
Mỡ nội tạng
Có một lớp chất béo nhìn thấy được xung quanh vòng bụng dưới là điều hoàn toàn tự nhiên. Nhưng khi chúng ta bắt đầu tích trữ quá nhiều mỡ nội tạng thì sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe. Loại mỡ này nằm sâu trong cơ thể và bao quanh các cơ quan vùng bụng như gan, tụy, tim...
Mỡ nội tạng quanh ổ bụng tích tụ khi bạn ăn quá nhiều calorie và không tập thể dục đầy đủ. Ngoài ra, đây cũng có thể là dấu hiệu trao đổi chất kém và mất cân bằng hormone. Ở phụ nữ, sau tuổi mãn kinh, cơ bắp có dấu hiệu giảm dần và tăng tích mỡ ở quanh bụng dưới.
Mỡ ở bắp tay
Nếu bạn nhận thấy một lượng mỡ thiếu cân đối xuất hiện ở vùng da dưới bắp tay, đây có thể là dấu hiệu hormone trong cơ thể có sự thay đổi. Phụ nữ dễ tích mỡ bắp tay hơn nam giới, khi nồng độ testosterone trong cơ thể không cao như phái mạnh. Người béo phì với lối sống ít vận động cũng có thể khiến mỡ tích tụ dưới bắp tay.
Mỡ ở hông
Mỡ dưới da thường tập trung ở vùng mông, đùi với phụ nữ, tạo nên thân hình quả lê với vòng hông nở nang. Tuy nhiên, nguyên nhân chính khiến bạn dễ tích mỡ ở vòng 3 là do yếu tố di truyền, hoặc chế độ ăn cung cấp quá nhiều gluten và chế phẩm từ sữa. Người sử dụng thuốc tránh thai có chứa estrogen cũng có nguy cơ tích mỡ ở vị trí này hơn.
Mỡ ở thắt lưng và eo
Nếu mỡ trên cơ thể bạn tích tụ nhiều ở thắt lưng và eo, bạn nên điều chỉnh chế độ sinh hoạt theo hướng lành mạnh hơn. Chế độ ăn có quá nhiều đồ chế biến sẵn, tinh bột và nước ngọt; Kết hợp việc lười tập thể dục có thể dẫn tới mỡ thừa ở thắt lưng và eo.
Nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường, thậm chí là ung thư đều tỷ lệ thuận với số đo vòng eo. Vì vậy, kiểm soát cân nặng và giảm mỡ thừa trên cơ thể giúp bạn cải thiện sức khỏe, chức năng tim mạch cũng như chất lượng cuộc sống.
Việc giảm mỡ ở một bộ phận nhất định, như chỉ giảm mỡ bụng, chỉ giảm mỡ tay là rất khó xảy ra. Thay vào đó, việc cần làm để giảm tỷ lệ mỡ dưới da và cải thiện sức khỏe là lập chế độ dinh dưỡng hợp lý cùng chương trình tập lâu dài. Theo khuyến cáo của Bệnh viện John Hopkins và WebMD, bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau để cắt giảm lượng mỡ thừa trên cơ thể:
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường ăn rau củ quả và kiểm soát lượng calorie. Cắt giảm tinh bột thay vì cắt giảm chất béo.
- Tránh sử dụng thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều đường, muối và chất béo chuyển hóa.
- Tích cực vận động: Dành ra 30-60 phút/ngày cho các bài tập cường độ trung bình trở lên. Kết hợp nâng tạ để tăng cơ bắp, đốt cháy nhiều calorie hơn ngay cả khi nghỉ ngơi. Với mỡ cánh tay, bạn nên kết hợp thêm các bài cardio như tập aerobic.
- Thay vì quan tâm đến cân nặng, hãy theo dõi số đo cơ thể, kích cỡ quần áo thay đổi ra sao.
Bình luận của bạn