Sữa đậu nành là loại sữa hạt được dùng phổ biến nhất
Tôi có nên thay thế sữa bò bằng sữa đậu nành không?
Ăn đậu phụ, uống sữa đậu nành giúp giảm bốc hỏa, nóng trong người?
Tự làm sữa đậu nành ngon - bổ - rẻ - an toàn
Có nên cho bé uống sữa đậu nành khi bé không uống được sữa bò?
Lợi ích của sữa đậu nành
Sữa đậu nành giàu protein và cũng chứa calci. Cả calci và protein đều cần thiết cho sức khỏe. Một trong những lợi ích chính của việc uống sữa đậu nành là loại sữa hạt này không có lactose - đường sữa. Lactose là đường tự nhiên có trong sữa bò. Nhiều người không thể tiêu hóa được đường sữa, dẫn đến đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, đầy bụng.
Ngoài ra, sữa bò có chứa một loại protein gọi là casein. Loại protein đặc biệt này được biết là làm trầm trọng thêm các triệu chứng dị ứng, tăng chất nhầy và các vấn đề về hệ miễn dịch. Đây là lý do tại sao nhiều chuyên gia khuyên nên cắt giảm sữa bò ở trẻ hay bị viêm tai, cảm lạnh hoặc viêm phế quản mạn tính. Ngoài ra, trẻ em mắc bệnh hen suyễn hoặc xoang cũng được khuyên không nên uống sữa bò vì loại protein này. Tuy nhiên, protein vẫn cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Do đó, sữa đậu nành có thể trở thành sự thay thế tuyệt vời.
Một phát hiện gần đây của Viện Sức khỏe và Dinh dưỡng Quốc gia Nhật Bản, cho thấy: Protein đậu nành có thể hỗ trợ giảm cholesterol trong máu, làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề liên quan đến tim mạch. Do đó, những người hiện đang có cholesterol cao nên chuyển sang uống sữa đậu nành. Uống sữa đậu nành cũng có thể giúp ngăn ngừa bệnh loãng xương. Thêm vào đó, isoflavone có trong sữa đậu nành cũng giúp ích cho sức khỏe của phụ nữ.
Sữa đậu nành thường được dùng thay thế sữa bò với người bị dị ứng sữa hoặc người ăn chay
Ngoài việc có hàm lượng dinh dưỡng cao, những "điểm cộng" của sữa đậu nành gồm: Không có cholesterol, chất béo bão hòa thấp, hàm lượng chất xơ cao, hàm lượng natri thấp, mangan và thiamin cao.
Hàm lượng natri thấp trong sữa đậu nành có lợi cho những người bị tăng huyết áp vì họ cần duy trì lượng natri thấp. Mangan là dưỡng chất cần thiết cho nhiều enzyme của cơ thể hoạt động đúng. Thiamin, còn được gọi là vitamin B1 là một dưỡng chất cần thiết cho cơ bắp, hệ thần kinh hoạt động đúng, đồng thời cung cấp carbohydrate để tạo năng lượng cần thiết cho các tế bào trong cơ thể. Chất xơ từ thực phẩm có nguồn gốc thực vật giúp ngăn ngừa bệnh đường tiêu hóa và táo bón.
Tác hại của sữa đậu nành
Nhiều người không thích mùi vị của sữa đậu nành. Đây là một vấn đề lớn ở trẻ nhỏ khi thay thế sữa bò bằng sữa đậu nành. Hơn nữa, sữa đậu nành không chứa nhiều calci. Do đó, nếu bạn có ý định chuyển từ sữa bò sang sữa đậu nành, bạn cũng nên chọn một thương hiệu sữa đậu nành có bổ sung thêm calci.
Sữa đậu nành đôi khi được làm đặc bằng một dẫn xuất của rong biển. Phụ gia từ rong biển có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa ở một số người. Uống nhiều sữa đậu nành cũng gây đầy bụng, khó tiêu.
Các sản phẩm từ đậu nành có liên quan đến rối loạn tuyến giáp, các vấn đề về hệ thống sinh sản, dị ứng. Do đó, khi mới uống sữa đậu nành, nên bắt đầu với lượng từ từ để cơ thể điều chỉnh dần dần. Điều này sẽ giảm thiểu bất kỳ phản ứng bất lợi nào.
Sữa đậu nành được thêm hương vị thường chứa nhiều calo hơn so với sữa đậu nành không đường. Do đó, nếu bạn đang có vấn đề về cân nặng, cần chú ý đến điều này.
Bình luận của bạn