- Chuyên đề:
- Khỏe & đẹp sau tuổi 35
Suy giảm hormone estrogen gây bốc hỏa, nóng bừng, khó chịu
Châm cứu có tốt cho phụ nữ mãn kinh?
Ăn gì uống gì để giảm bốc hỏa, mất ngủ, loãng xương tuổi mãn kinh?
Bốc hỏa, nóng bừng, cáu gắt vô cớ là do... gene?
4 triệu chứng dễ khiến phụ nữ 35+ phát điên
Để điều trị các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh, liệu pháp hormone thay thế dường như là một ý tưởng tốt. Nhưng nhiều báo cáo cho thấy, liệu pháp này làm tăng nguy cơ ung thư vú và bệnh tim mạch. Đó là lý do tại sao có đến 40 - 50% phụ nữ ở các nước phương Tây sử dụng liệu pháp bổ sung từ thực vật để giúp giảm bớt các triệu chứng mãn kinh. Một nghiên cứu mới được công bố trên JAMA cũng cho thấy, liệu pháp bổ sung thực vật có thể giúp ích cho phụ nữ.
Các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Y tế, Đại học Erasmus (Hà Lan) và Đại học Cambridge (Anh) đã phân tích dữ liệu từ 6.653 phụ nữ mãn kinh. Các nghiên cứu đã xem xét sự tác động của chế độ ăn giàu thực phẩm từ đậu nành, uống bổ sung đậu nành, sử dụng thảo dược và các dược liệu Trung Quốc có liên quan đến các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh.
Nghiên cứu xem xét về các hợp chất phytoestrogen trong thực vật có tác dụng tương tự như hormone sinh dục nữ estrogen có liên quan đến việc giảm những cơn nóng bừng và khô âm đạo. Những thực vật này gồm: Đậu nành, chiết xuất đậu nành, cỏ ba lá đỏ. Các nhà nghiên cứu đã không tìm thấy bất kỳ tác dụng có lợi nào của các dược liệu Trung Quốc hay thiên ma (black cohosh).
Trong thời kỳ mãn kinh, hormone nội tiết tố estrogen giảm, đó là lý do tại sao phương pháp điều trị bằng kích thích tố nữ lại có hiệu quả làm giảm các triệu chứng mãn kinh. Tiến sỹ Taulant Muka – Trung tâm Y tế, Đại học Erasmus cho biết, phytoestrogen khi đi vào cơ thể sẽ hoạt động giống như estrogen.
Đậu nành và các thực phẩm chế biến từ đậu nành như đậu phụ, sữa đậu nành, miso, tempeh (bánh đậu tương lên men), edamame (đậu nành Nhật Bản) rất giàu các chất isoflavone (một dạng phytoestrogen) là những thực phẩm tốt cho phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh.
Đậu nành và các thực phẩm chế biến từ đậu nành tốt cho phụ nữ mãn kinh
Tiến sỹ Muka nói thêm rằng: "Chế độ ăn uống của phụ nữ ở các nước phương Tây thường có lượng isoflavones rất nhỏ, khoảng 2mg mỗi ngày, trong khi phụ nữ ở các nước châu Á ăn khoảng 25 – 50mg mỗi ngày. Các nghiên cứu này hầu hết đã xem xét tác động của isoflavones với các triệu chứng mãn kinh với liều 10 – 100mg mỗi ngày". Bởi vậy, các nhà nghiên cứu cho rằng, vẫn cần có thêm nhiều nghiên cứu khác nữa để thêm chắc chắn về chế độ ăn uống của phụ nữ mãn kinh.
Tiến sỹ Muka khuyến cáo, phụ nữ mãn kinh nên nói chuyện với bác sỹ về bất kỳ loại thuốc, chế độ ăn uống hay thực phẩm bổ sung nào, bởi nó có thể gây tác dụng phụ nếu kết hợp nhiều phương pháp điều trị.
“Lối sống lành mạnh là điều cốt lõi để giảm bớt các triệu chứng mãn kinh và giúp cho bạn luôn khỏe”, tiến sỹ Muka nói.
Anh Nguyễn H+ (Theo Health)
Cân bằng hormone nội tiết tố là "chìa khóa" giúp giảm các triệu chứng khó chịu thời kỳ mãn kinh như: Bốc hỏa, khô âm đạo... Phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh có thể bổ sung hormone mà cơ thể thiếu hụt từ các sản phẩm thực phẩm chức năng chứa Pregnenolone - tiền hormone sinh dục, giúp kích thích cơ thể tự sản sinh các hormone thiếu hụt.
Gợi ý sản phẩm thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ cân bằng nội tiết tố nữ:
Bình luận của bạn