- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
Bổ sung các dưỡng chất như kẽm, calci giúp chị em có thai kỳ khỏe mạnh
Phụ nữ mang thai ăn gan được không?
U xơ tử cung có ảnh hưởng tới khả năng sinh sản?
Vì sao phụ nữ độ tuổi 30 cần tăng cường ăn thực phẩm giàu kẽm?
Bổ sung calci khi mang thai cần lưu ý điều gì?
Chế độ ăn uống của phụ nữ trước khi mang thai cũng đóng vai trò quan trọng không kém chế độ ăn uống trong thai kỳ. Theo nghiên cứu được công bố tại hội nghị thường niên của Hiệp hội Dinh dưỡng Mỹ, chị em bổ sung nhiều kẽm và calci trong vòng 3 tháng trước ngày thụ thai có nguy cơ đối mặt với tình trạng rối loạn huyết áp thấp hơn hẳn.
Tăng huyết áp là bệnh lý thường gặp nhất trong thời kỳ mang thai. Khoảng 70% sản phụ mắc tăng huyết áp sẽ có biến chứng tiền sản giật. Theo thống kê tại Mỹ, số ca tiền sản giật đã tăng gấp đôi trong vòng 10 năm qua. VÌ vậy, các bác sĩ đưa ra nhiều khuyến cáo về dinh dưỡng cho bà bầu nhằm ngăn ngừa biến chứng này.
Kết quả từ nghiên cứu mới này cho thấy, chị em có thể dự phòng biến chứng thai kỳ từ sớm, trước khi có quyết định mang thai. Cụ thể, nhóm phụ nữ bổ sung nhiều calci trước khi mang thai (20% cao nhất) có nguy cơ rối loạn huyết áp thấp hơn 24% so với nhóm bổ sung ít calci nhất. Còn với chị em bổ sung đầy đủ vi chất kẽm, tỷ lệ giảm tới 38%.
Tuy nghiên cứu này không nhằm chỉ ra mối liên hệ nhân quả, calci và kẽm đã được chứng minh có chức năng chuyển hóa quan trọng, hỗ trợ bảo vệ sức khỏe mạch máu. Hai dưỡng chất này có thể bổ sung nhờ chế độ ăn uống cân bằng, đủ chất và thực phẩm chức năng.
PGS.TS.BS Liping Lu – Đại học Ball State (Mỹ), người thực hiện nghiên cứu nhận định: “Sức khỏe của chị em trong giai đoạn trước khi thụ thai có liên hệ mật thiết tới kết quả thai kỳ”. Cơ thể dự trữ đầy đủ các vi chất và khoáng chất từ trước giúp đảm bảo dinh dưỡng tối ưu cho việc thụ thai và hỗ trợ những giai đoạn phát triển sớm của thai nhi.
Theo khuyến cáo, phụ nữ ở tuổi sinh sản có nhu cầu 1.000mg calci và 8mg kẽm mỗi ngày. Thực phẩm giàu calci nên có trong chế độ ăn uống gồm các chế phẩm từ sữa, đậu phụ, cá, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và các loại hạt. Kẽm có nhiều trong hải sản, thịt đỏ, thịt gà, hạt họ đậu, yến mạch, hạt điều…
Bình luận của bạn