Phụ nữ mang thai ăn gan được không?

Vì sao phụ nữ mang thai nên tránh ăn gan và các sản phẩm từ gan

Hơn 6 triệu trẻ dưới 5 tuổi được uống bổ sung vitamin A

Thiếu vitamin B12 có thể gây đãng trí

6 sai lầm nên tránh khi dùng thực phẩm bổ sung

Vì sao không nên dùng retinol khi mang thai?

Phụ nữ mang thai không nên ăn gan

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (United States Department of Agriculture - USDA), gan là thực phẩm giàu dinh dưỡng, điển hình là sắt, folate và vitamin B12. Tuy nhiên, đối với Phụ nữ mang thai, ăn gan có thể gây rủi ro cho sức khỏe thai nhi.

PGS.BS sản phụ khoa Gargi Agarwal, Bệnh viện Amrita (Ấn Độ) cho biết: Sắt rất quan trọng để ngăn ngừa thiếu máu, folate có vai trò ngăn ngừa dị tật ống thần kinh. Tuy nhiên, những lợi ích này có thể có được từ các nguồn thực phẩm khác an toàn hơn".

PGS.BS Agarwal lý giải, gan không được coi là thực phẩm an toàn đối với phụ nữ mang thai vì có hàm lượng vitamin A cao, khiến gan trở thành thực phẩm có thể gây rủi ro cho mẹ bầu. Tiêu thụ một lượng lớn vitamin A có thể dẫn đến nhiễm độc, thậm chí gây quái thai hay dị tật bẩm sinh liên quan đến hệ thần kinh trung ương, vùng sọ mặt và tim.

Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (Food and Drug Administration), lượng vitamin A cho phụ nữ mang thai là 8.000 IU/ngày.Trong khi dữ liệu của USDA cho thấy, chỉ 100gr gan gà chứa đến 11.100 IU vitamin A, con số này còn cao hơn đối với gan bò và gan cừu.

Giai đoạn thai kỳ nên tránh ăn gan

Tránh ăn nhiều gan trong 3 tháng đầu thai kỳ vì có thể gây dị tật bẩm sinh

Tránh ăn nhiều gan trong 3 tháng đầu thai kỳ vì có thể gây dị tật bẩm sinh

PGS.BS Agarwal cho biết, phụ nữ nên tránh ăn gan trong ba tháng đầu thai kỳ vì đây là giai đoạn các cơ quan của thai nhi đang hình thành. Một nghiên cứu năm 2023 của Trường Y khoa Louisiana (Mỹ) khuyến cáo, phụ nữ mang thai nên theo dõi lượng vitamin A nạp vào cơ thể, đảm bảo hấp thu đủ vitamin A mà không quá liều, vì có thể gây quái thai.

Các thực phẩm thay thế gan cho phụ nữ mang thai

Thay vì ăn gan, theo PGS.BS Agarwal, phụ nữ mang thai có thể nhận được các chất dinh dưỡng thiết yếu từ nhiều nguồn khác phù hợp hơn như:

- Sắt: Từ thịt nạc, các loại đậu, rau bina và ngũ cốc tăng cường.

- Folate: Từ rau lá xanh, trái cây có múi, đậu và ngũ cốc tăng cường.

- Vitamin B12: Cá, thịt, thịt gia cầm, trứng và các sản phẩm từ sữa.

 


Nguyễn Thanh (Theo Onlymyhealth)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ