Lo lắng là một phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với một sự kiện có thể khiến bạn căng thẳng
4 chất dinh dưỡng giúp bạn giảm lo lắng hiệu quả
Lo lắng là “thủ phạm” gây ù tai - Hãy cẩn trọng!
Lý giải tâm lý phụ huynh khi con trở lại trường
Lo lắng về hậu COVID-19: Có cần thiết?
Theo Independent, có khoảng 8 triệu người ở Anh trải qua một số dạng rối loạn lo âu. Tình trạng này có thể bao gồm: Chứng rối loạn hoảng sợ, ám ảnh sợ xã hội, căng thẳng sau chấn thương, chứng sợ đám đông hoặc hội chứng sợ không gian kín.
Theo Dịch vụ y tế quốc gia tại Anh (NHS), mọi người thường trải qua cảm giác lo lắng vào một số thời điểm trong ngày, một số khác lại thấy khó kiểm soát nỗi lo của mình và cảm giác lo lắng thường xuyên ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của họ.
Một nghiên cứu năm 2014 từ YouGo cho thấy 1/5 người trải qua lo lắng không có cơ chế đối phó để giúp họ vượt qua nó.
Hiện tại, dịch vụ y tế đề xuất các phương pháp điều trị như: Liệu pháp hoặc thuốc chống trầm cảm. Ngoài ra, bạn có thể áp dụng những cách khác để giúp kiểm soát cảm giác lo lắng.
Một trong những phương pháp này được gọi là “quy tắc 333”. Quy tắc này có thể giúp người mắc một số chứng rối loạn lo âu giữ vững lập trường và bình tĩnh lại trong thời điểm đang cảm thấy đặc biệt lo lắng hoặc quá tải.
"Quy tắc 333" bao gồm 3 yếu tố. Khi cảm thấy lo lắng, bạn sẽ cần phải xem xét môi trường hiện tại của mình và:
- Kể tên 3 thứ bạn thấy.
- Xác định 3 âm thanh bạn nghe thấy.
- Di chuyển 3 thứ, chẳng hạn như cánh tay hoặc chân của bạn hoặc chạm vào 3 vật thể.
Một video TikTok gần đây được đăng tải bởi Câu lạc bộ thành viên sức khỏe tâm thần Mind Bar cho biết: “Thực hành phương pháp này là một công cụ dễ dàng đưa bạn trở lại khoảnh khắc hiện tại”.
Mặc dù chưa có nghiên cứu khoa học nào về hiệu quả của "quy tắc 333", nhưng nó vẫn là biện pháp hữu ích bạn có thể thử áp dụng để giúp kiểm soát sự lo lắng.
Theo NHS, các cách khác để giúp giảm cảm giác lo lắng bao gồm: Tham gia một khóa học tự lập, tập thể dục thường xuyên, ngừng hút thuốc và cắt giảm lượng rượu. Nếu tình trạng lo lắng đang ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn, hãy đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và có phương pháp điều trị kịp thời.
Bình luận của bạn