Làm thế nào để bảo vệ thói quen sống tích cực khi ở cạnh những người tiêu cực?

Bạn có thể cân nhắc hạn chế tiếp xúc hoặc chấm dứt những mối quan hệ tiêu cực để bảo vệ sức khỏe tinh thần của chính mình.

Thực hiện quy tắc “3-3-3” để giảm lo âu và cải thiện sức khỏe tinh thần

Mạng xã hội và mối nguy hại tới sức khỏe giới trẻ

Áp lực “về dáng” sau sinh

Tăng cường phòng ngừa, đấu tranh tội phạm, tiêu cực trong các tổ chức hội, quỹ

Dưới đây là một số gợi ý hữu ích từ chuyên gia truyền động lực Roshan Mansukhani (Ấn Độ):

1. Đặt ra ranh giới rõ ràng

Hãy xác định rõ giới hạn trong mối quan hệ với những người này, từ thời gian gặp gỡ cho đến những chủ đề trao đổi.

Ví dụ, nếu mỗi lần gặp một người bạn nào đó, bạn luôn cảm thấy mệt mỏi vì những lời phàn nàn, hãy cân nhắc tạm thời giữ khoảng cách. Thay vào đó, hãy dành thời gian cho những người bạn mang lại năng lượng tích cực. Đối với những mối quan hệ thân thiết, hãy thẳng thắn chia sẻ về cảm xúc của mình để bảo vệ sức khỏe tinh thần và tránh bị cuốn vào vòng xoáy tiêu cực.

2. Lắng nghe với tấm lòng thấu hiểu

Đặt mình vào vị trí của người khác là cách hiệu quả để thấu hiểu và cảm thông với họ. Khi hiểu được nguyên nhân gốc rễ của sự tiêu cực, bạn sẽ dễ dàng đối phó với tình huống hơn. Thay vì phán xét, hãy cố gắng nhìn nhận vấn đề từ góc độ của họ. Điều này không chỉ giúp bạn cảm thấy đồng cảm mà còn giúp bạn giảm thiểu tác động tiêu cực của họ lên bản thân.

3. Điều chỉnh mức độ tương tác

Nếu bạn cảm thấy năng lượng tiêu cực của người khác đang ảnh hưởng đến mình, hãy cân nhắc điều chỉnh mức độ tương tác. Bạn không cần phải cắt đứt hoàn toàn mối quan hệ, nhưng có thể giảm tần suất gặp gỡ hoặc thay đổi hình thức giao tiếp.

Ví dụ, thay vì những cuộc trò chuyện dài, bạn có thể chọn những hoạt động chung ngắn gọn như xem phim, tập thể dục cùng nhau. Điều này giúp bạn vừa giữ gìn mối quan hệ, vừa bảo vệ sức khỏe tinh thần của bản thân.

4. Thư giãn và giải tỏa căng thẳng

Trước khi gặp những người thường xuyên tiêu cực, hãy dành thời gian để thư giãn và chuẩn bị tinh thần. Bạn có thể thực hành các kỹ thuật như mindfulness (chánh niệm) và hít thở sâu để giữ tâm trí bình tĩnh. Trong khi trò chuyện, hãy tập trung vào hơi thở để giữ sự hiện diện và tránh bị cuốn vào những năng lượng tiêu cực. Sau cuộc gặp, hãy dành thời gian cho bản thân bằng các hoạt động thư giãn như yoga, viết nhật ký hoặc đi dạo.

5. Đưa ra góc nhìn tích cực

Khi cuộc trò chuyện dần trở nên tiêu cực, hãy chủ động chuyển hướng bằng cách đưa ra những góc nhìn mới. Thay vì chỉ đồng tình với những lời phàn nàn, hãy thử tìm kiếm những giải pháp khả thi hoặc những khía cạnh tích cực trong tình huống. Điều này không chỉ giúp người đối diện cảm thấy được lắng nghe mà còn giúp họ có cái nhìn lạc quan hơn.

6. Tránh phán xét

Khi đối mặt với những người có thái độ tiêu cực, chúng ta thường có xu hướng đánh giá và kết luận vội vàng. Tuy nhiên, điều này chỉ làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn. Hãy cố gắng hiểu rằng những suy nghĩ và hành động tiêu cực của họ có thể là kết quả của những trải nghiệm và khó khăn mà họ đã trải qua. Thay vì phán xét, hãy mở lòng và cố gắng nhìn nhận vấn đề từ góc độ của họ. Việc giữ thái độ tích cực sẽ giúp bạn duy trì sự bình tĩnh và tìm ra cách giải quyết vấn đề hiệu quả hơn.

 
Việt An (Theo Healthshots)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp