Suy nghĩ tiêu cực ảnh hưởng xấu đến cả thể chất lẫn tinh thần
Thường xuyên suy nghĩ tiêu cực khiến bạn dễ mắc bệnh Alzheimer
Lo sợ, có suy nghĩ tiêu cực nên điều trị như thế nào?
12 suy nghĩ tiêu cực phá hoại cuộc sống
Tránh suy nghĩ tiêu cực nhờ... đi ngủ sớm
Ảnh hưởng đến tuyến giáp
Tuyến giáp có vai trò kiểm soát quá trình trao đổi chất, mức năng lượng và tâm trạng. Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng căng thẳng mãn tính và cảm xúc tiêu cực có thể phá vỡ sự cân bằng của hormone tuyến giáp trong cơ thể, dẫn đến các tình trạng như suy giáp hoặc cường giáp. Những tình trạng này có thể gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, tăng hoặc giảm cân và thay đổi tâm trạng.
Ảnh hưởng đến tim mạch
Việc suy nghĩ tiêu cực quá nhiều có thể kích thích hệ thần kinh sản sinh các “hormone căng thẳng” làm tăng nhịp tim, nhịp thở, lượng đường trong máu và tăng cường máu đến cánh tay và chân. Theo thời gian, điều này có thể gây ảnh hưởng đến chức năng của tim, mạch máu, cơ và các hệ thống khác trong cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim nghiêm trọng hơn như bệnh tim và nhồi máu cơ tim.
Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
Thực tế, hệ tiêu hóa rất nhạy cảm với tâm trạng và cảm xúc của con người. Dựa trên các nghiên cứu khoa học, căng thẳng và tiêu cực kéo dài có thể phá vỡ sự cân bằng của vi khuẩn trong đường ruột dẫn đến các vấn đề về đường tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích (IBS), trào ngược dạ dày thực quản (GERD) và loét dạ dày.
Tăng huyết áp
Cảm xúc tiêu cực như lo lắng, căng thẳng có khả năng làm tăng nguy cơ tăng huyết áp và các vấn đề tim mạch khác. Nguyên nhân là do sự kích thích tăng cao của các hormone nội sinh như cortisol và adrenaline, có khả năng làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp, giãn đồng tử và làm tăng lượng tiêu thụ oxy của cơ thể. Nếu nồng độ các hormone này tăng lên trong thời gian dài, còn có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Bình luận của bạn