Mẹo đơn giản hóa các hoạt động thường ngày cho người bệnh Parkinson

Bạn đã biết lời khuyên giúp người bệnh Parkinson dễ dàng thực hiện các hoạt động thường ngày?

Thiếu các loại vitamin, khoáng chất này có thể gây run tay

Hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân Parkinson cho người nhà

5 giai đoạn bệnh Parkinson và lưu ý điều trị cho từng giai đoạn

Triệu chứng bệnh Parkinson: Cảnh giác với các hành động vô thức

Mẹo tắm và chăm sóc vệ sinh cá nhân

Với người bệnh Parkinson, việc tắm vòi hoa sen thường được ưu tiên hơn so với tắm bồn vì việc ra/vào bồn tắm sẽ ngày càng trở nên khó khăn hơn. Người bệnh Parkinson cũng sẽ gặp khó khăn trong các hoạt động chăm sóc cá nhân khác như đánh răng, cạo râu và chăm sóc tóc, đặc biệt là khi các triệu chứng rối loạn vận động trở nên trầm trọng hơn.

Bạn có thể chọn mua các vật dụng với tay cầm to, nặng hơn giúp người bệnh cầm nắm và thao tác dễ dàng hơn. Đặc biệt, vệ sinh răng miệng đúng cách là điều cần thiết để ngăn ngừa sâu răng và các bệnh về nướu. Do đó, người bệnh Parkinson nên chuyển sang dùng bàn chải điện và tăm nước để thuận tiện hơn cho việc chăm sóc răng miệng.

Mặc quần áo

Với người bệnh Parkinson, mặc quần áo cũng có thể trở thành một việc tốn thời gian, công sức vì khả năng thực hiện các hoạt động tỉ mỉ đã suy giảm nhiều. Ngoài ra, cứng cơ bắp, loạn trương lực cơ cũng là những tình trạng khiến việc mặc quần áo trở thành trở ngại.

Người bệnh Parkinson nên hạn chế mặc áo có cúc cài

Người bệnh Parkinson nên hạn chế mặc áo có cúc cài

Do đó, người bệnh nên chọn mặc quần áo rộng rãi, dễ dàng cho việc mặc vào hay cởi ra. Bạn cũng nên chọn quần áo với nút bấm hoặc khóa kéo, thay vì cúc cài. Tương tự như vậy, chọn giày dép với phần khóa dán hoặc khóa kéo cũng tốt hơn loại phải buộc dây.

Vận động, đi lại

Cứng đờ cơ bắp là một triệu chứng phổ biến của bệnh Parkinson, đặc biệt nguy hiểm nếu xảy ra trong lúc người bệnh đang đi lại vì có thể khiến họ mất thăng bằng, dễ té ngã. Khi tình huống này xảy ra, người nhà có thể động viên người bệnh, khuyên họ thử tưởng tượng như mình đang bước qua một đường thẳng vô hình để có thể di chuyển cơ thể trở lại.

Nếu tình trạng cứng cơ bắp khi đi lại thường xuyên xảy ra, bạn có thể mua các thiết bị hỗ trợ đặc biệt như xe tập đi, giày laser… để giúp người bệnh đi lại dễ dàng hơn.

Liệu pháp massage cũng có thể giúp người bệnh Parkinson giảm căng thẳng, giảm tình trạng cứng cơ bắp, run và cứng khớp. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể dùng biện pháp chườm ấm để làm dịu các cơ bị đau.

Một số bài tập thể dục có thể trở nên khó khăn với người bệnh Parkinson. Tuy nhiên, người nhà vẫn nên khuyến khích họ thực hiện các bài tập nhẹ nhàng, vừa sức như tập bóp bóng cao su, đi bộ quanh nhà… để giúp giảm run tay chân, giữ cho cơ bắp linh hoạt và khỏe mạnh.

Ăn uống

 

Người bệnh Parkinson nên dùng các loại dụng cụ ăn uống được thiết kế đặc biệt, tốt nhất là có trọng lượng nặng để người bệnh dễ cầm, ăn uống. Người bệnh nên dùng bát hoặc đĩa sâu lòng để đựng thức ăn. Điều này giúp họ xúc thức ăn dễ dàng hơn, cũng như duy trì được sự chủ động khi ăn uống. Dùng bát đĩa có đáy cao su, chống trượt cũng có thể giúp ích cho người bệnh Parkinson.

Người bệnh Parkinson có thể gặp phải một vài khó khăn trong khi ăn, cụ thể là bị chảy nước dãi quá nhiều, khô miệng, ho, hay bị nghẹn, khó nuốt… Với những trường hợp này, gia đình có thể thử xay nhỏ thức ăn, hoặc khuyên người bệnh Parkinson uống chút nước trong khi ăn.

Đối phó với những thay đổi về nhận thức

Suy giảm nhận thức và thay đổi hành vi thường xảy ra ở giai đoạn giữa và cuối của bệnh Parkinson. Người thân cần chú ý, nhạy bén hơn để nhận ra khi người bệnh Parkinson bắt đầu có những thay đổi về khả năng ghi nhớ và suy nghĩ.

Người bệnh Parkinson có thể gặp rắc rối trong việc lập kế hoạch, giải quyết vấn đề, lý luận không gian… Những điều này có thể khiến họ không thể làm tốt các công việc thường ngày, thậm chí còn có thể gây ra nhiều tình huống nguy hiểm. Do đó, điều quan trọng là cần khuyến khích người bệnh giữ được sự độc lập, nhưng vẫn phải tập trung vào việc đảm bảo an toàn cho họ.

Những thay đổi trong não của người bệnh Parkinson cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp của họ. Theo đó, giọng nói của người bệnh có thể trở nên yếu, khàn hơn, khiến họ gặp khó khăn trong việc tìm từ, nói ngọng… Trao đổi với một nhà ngôn ngữ trị liệu có thể giúp người bệnh Parkinson duy trì kỹ năng giao tiếp và sự tự tin của họ.

Vi Bùi (Theo Agingcare)

 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện - giúp hỗ trợ giảm run chân tay

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện với thành phần chính từ Thiên ma, Câu đằng giúp hỗ trợ giảm run chân tay, đi đứng run rẩy, nói run run trong bệnh và hội chứng Parkinson, run vô căn, run do rối loạn thần kinh thực vật, run sau tai biến mạch máu não, run ở người cao tuổi.

Sử dụng Vương Lão Kiện thường xuyên để run chân tay không trở thành rào cản trong cuộc sống của bạn!

vuong-lao-kien

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Số điện thoại: 0243.775.9865 - 0981.238.218.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh