Những điều cần biết về cholesterol trong thực phẩm

Trứng là một trong những thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao

3 thay đổi lối sống giúp kiểm soát cholesterol

Uống gì buổi sáng để hạ cholesterol xấu tự nhiên

Các loại thực phẩm giúp tăng cholesterol tốt

3 cách đơn giản giúp tăng cholesterol tốt

Cholesterol là chất béo được tổng hợp chủ yếu từ gan và quá trình ăn uống thực phẩm có nguồn gốc động vật. Trong cơ thể, cholesterol trong máu được chia thành 2 loại chính gồm LDL (cholesterol xấu) có xu hướng tích tụ ở thành mạch và HDL (cholesterol tốt) mang LDL-cholesterol ra khỏi lòng mạch về gan để chuyển hóa. Chỉ số LDL và HDL là 2 trong số những chỉ số quan trọng, phản ánh sức khỏe tim mạch.

Chỉ số cholesterol trong máu không đồng nghĩa với hàm lượng cholesterol trong thực phẩm. Sự thật là thực phẩm chứa nhiều cholesterol cũng rất lành mạnh và cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe.

Cơ thể người cần cholesterol để sản sinh hormone steroid cần thiết, tạo ra mật cũng như cấu trúc tế bào. "Chìa khóa" nằm ở việc bổ sung cholesterol ở mức điều độ. Theo GS Linda Van Horn – Chủ nhiệm Ngành Dinh dưỡng, Trường Y Feinberg, Đại học Northwestern (Mỹ), lượng cholesterol trong chế độ ăn uống không nên vượt quá 300mg/ngày.

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ năm 2019, thịt mỡ, trứng, bơ và chế phẩm từ sữa nguyên kem là nguồn cholesterol chính trong chế độ ăn hàng ngày. Các loại thịt chế biến sẵn như xúc xích, burger, bánh ngọt… cũng chứa nhiều cholesterol. Điều cần quan tâm hơn cả là thực phẩm chứa nhiều cholesterol thường cũng chứa nhiều chất béo bão hòa – thành phần có thể gây hại cho sức khỏe tim mạch. Đặc biệt, chế độ ăn uống chứa quá nhiều chất béo bão hòa, nhiều đường và muối nhưng lại ít chất xơ có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Tôm có hàm lượng cholesterol cao nhưng không gây ra các tác động tiêu cực đến sức khỏe tim mạch khi chế biến đúng cách

Tôm có hàm lượng cholesterol cao nhưng không gây ra các tác động tiêu cực đến sức khỏe tim mạch khi chế biến đúng cách

Hải sản như tôm, tôm hùm lại là ngoại lệ: Nếu không chiên rán, đây là thực phẩm tốt cho sức khỏe. GS Van Horn cho hay, nếu bạn có chế độ ăn lành mạnh, thỉnh thoảng ăn bánh mì kèm bơ không gây hại cho sức khỏe. 1 thìa bơ chứa khoảng 31mg cholesterol.

Một quả trứng gà cỡ lớn chứa khoảng 200mg cholesterol, tập trung chủ yếu ở lòng đỏ thay vì lòng trắng. Tuy nhiên, ở phương Tây, món trứng thường được ăn kèm thực phẩm nhiều chất béo như thịt xông khói, bơ, xúc xích. Trước đây, các khuyến cáo cho rằng bạn không nên ăn quá 2-3 lòng đỏ trứng/tuần. Ngày nay, GS Van Horn nhận định, nếu bạn có chỉ số LDL cholesterol ở mức thấp, bạn vẫn có thể ăn nhiều hơn 3 quả trứng mỗi tuần. 

Người có chỉ số LDL-cholesterol ở mức cao nên cắt giảm thực phẩm chứa chất béo bão hòa lẫn cholesterol trong chế độ ăn hàng ngày. Khi kết hợp với nhau, 2 thành phần này có thể góp phần hình thành mảng xơ vữa động mạch. Đây là vấn đề đáng lo ngại ở người thừa cân, béo phì và có các nguy cơ tim mạch khác.

Chế độ ăn của người bị mỡ máu cao nên tập trung vào thực phẩm có nguồn gốc thực vật: Ngũ cốc nguyên hạt, rau củ và trái cây tươi, ăn cá ở lượng vừa phải. Bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp người bệnh kiểm soát calorie ở mức vừa phải, kết hợp chế độ luyện tập, vận động phù hợp với thể trạng. 

 
Quỳnh Trang (Theo Medical Xpress)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch