Mỹ: Cập nhật hướng dẫn chăm sóc, điều trị cho người bệnh rung nhĩ

Đã tới lúc bạn cần thay đổi cách nghĩ về bệnh rung nhĩ để kiểm soát bệnh tốt hơn

Dùng thuốc chống đông máu điều trị rung nhĩ cần tránh thực phẩm giàu vitamin K?

Nhịp nhanh xoang có chữa khỏi được không?

Phương pháp đốt điện tim có thể được áp dụng khi nào?

Đặt máy khử rung tim: Rủi ro và cách phòng tránh

Một số thay đổi quan trọng trong hướng dẫn chăm sóc, điều trị bệnh rung nhĩ

- Cần nghĩ về rung nhĩ như một căn bệnh tiến triển dần theo thời gian. Điều này đòi hỏi các chiến lược chăm sóc, điều trị khác nhau ở các giai đoạn khác nhau của bệnh.

- Các chuyên gia nhấn mạnh hơn vào tầm quan trọng của việc thay đổi, duy trì lối sống lành mạnh (chế độ ăn uống, tập thể dục, hạn chế rượu bia…) trong việc kiểm soát các yếu tố nguy cơ.

- Khuyến nghị mới về các lựa chọn điều trị: Khi nào người bệnh nên được kê đơn thuốc chống loạn nhịp tim, khi nào cần thực hiện đốt điện tim.

Theo GS. José Joglar, người đứng đầu ủy ban soạn thảo bản hướng dẫn về bệnh rung nhĩ: “Hướng dẫn mới này cố gắng nhấn mạnh thực tế rằng rung nhĩ là một căn bệnh phức tạp, với các yếu tố nguy cơ cần được kiểm soát. Vì vậy, bệnh nhân cần được điều trị một cách toàn diện hơn. Tiếp theo đó chúng ta mới bắt đầu nói về những vấn đề như phòng ngừa và sàng lọc bệnh”.

Bệnh rung nhĩ là gì?

Rung nhĩ là một trong những dạng rối loạn nhịp tim phổ biến nhất. Căn bệnh này đặc trưng bởi tình trạng tim đập nhanh, nhịp tim không đều.

Các triệu chứng cảnh báo rung nhĩ có thể bao gồm mệt mỏi mạn tính, đau thắt ngực, khó thở. Căn bệnh này xảy ra khi buồng tâm nhĩ (buồng trên tim) đập không đều, làm gián đoạn lưu lượng máu xuống các buồng dưới của trái tim.

Bệnh rung nhĩ là dạng rối loạn nhịp tim nhanh phổ biến

Bệnh rung nhĩ là dạng rối loạn nhịp tim nhanh phổ biến

Điều nguy hiểm là rung nhĩ có khả năng cao dẫn tới các biến chứng như đau tim, đột quỵ, suy tim. Các nhà khoa học dự đoán có khoảng 12,1 triệu người sẽ mắc rung nhĩ vào năm 2030. Trong đó, tỉ lệ mắc rung nhĩ có xu hướng tăng theo độ tuổi, cũng như thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn so với nam giới.

Làm sao để giảm nguy cơ mắc bệnh rung nhĩ?

Theo hướng dẫn mới của các nhà khoa học Mỹ, mọi người đều nên cảnh giác với bệnh rung nhĩ, ngay cả khi bạn không có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Theo đó, việc thay đổi lối sống lành mạnh hơn (như chú ý tới chế độ ăn, có thói quen tập thể dục và hạn chế rượu bia) không chỉ giúp giảm nguy cơ mắc rung nhĩ mà còn giúp giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ.

GS. Rod S. Passman từ Đại học Northwestern (Mỹ) cho biết: “Nhấn mạnh vào việc thay đổi lối sống là điều quan trọng, đáng chú ý. Đối với nhiều người, những thay đổi trong các khía cạnh của lối sống có thể có tác động đáng kể tới việc phòng ngừa bệnh. Nếu đã mắc bệnh, bạn sẽ sớm nhận ra rằng tất cả những nộ lực như giảm cân, hoạt động thể chất nhiều hơn, hạn chế hoặc kiêng hoàn toàn rượu bia, cai thuốc lá… đều có thể giúp kiểm soát bệnh rung nhĩ tốt hơn. Ngày càng nhiều báo cáo cho thấy số ca mắc rung nhĩ đang có xu hướng gia tăng. Do đó, đừng chỉ tìm cách đối phó khi đã mắc bệnh! Hãy cố gắng ngăn chặn căn bệnh này ngay từ đầu”.

Theo hướng dẫn mới, để phòng ngừa rung nhĩ, mỗi người nên thực hiện những thay đổi lối sống như sau:

- Giảm và duy trì cân nặng ổn định nếu bạn bị thừa cân, béo phì.

- Duy trì thói quen hoạt động thể chất thường xuyên.

- Không hút thuốc lá.

- Tránh uống quá nhiều rượu bia, đồ uống có cồn.

- Duy trì huyết áp khỏe mạnh.

Các lựa chọn điều trị rung nhĩ

 

Hướng dẫn mới của các chuyên gia Mỹ đã đưa ra những thay đổi về mặt cách thức, cũng như thời điểm người bệnh rung nhĩ có thể tìm kiếm các lựa chọn điều trị nhất định.

Theo đó, đốt điện tim (hay thủ thuật triệt đốt rối loạn nhịp tim bằng ống thông) đã được chấp thuận là liệu pháp điều trị đầu tay cho một số bệnh nhân rung nhĩ.

“Các dữ liệu đã chỉ ra một cách rõ ràng rằng việc áp dụng đốt điện tim có hiệu quả hơn nhiều so với việc dùng bất kỳ loại thuốc chống loạn nhịp nào mà chúng tôi có”, GS. Rod S. Passman cho biết. Do đó, theo thời gian, đốt điện tim có thể được coi là phương pháp điều trị đầu tay hợp lý, giúp kiểm soát nhịp tim cho người bệnh rung nhĩ.

Trước đây, người bệnh thường được kê đơn thuốc chống loạn nhịp tim để kiểm soát rung nhĩ trước, nếu thuốc không hiệu quả mới tiến hành đốt điện tim. “Tuy nhiên, giờ người bệnh có thể không cần phải thử dùng thuốc trước, mà có thể lựa chọn phương án đốt điện tim luôn nếu thấy hiệu quả của phương pháp điều trị này vượt trội hơn”, GS. José Joglar cho biết.

Điều trị toàn diện là tiêu chuẩn mới

Theo hướng dẫn mới về chăm sóc, điều trị cho người bệnh rung nhĩ, điều quan trọng nhất là bất kể bạn đang ở giai đoạn nào của bệnh, việc điều trị và duy trì lối sống lành mạnh phải luôn song hành với nhau.

“Cần phải có cách tiếp cận toàn diện và liên tục để kiểm soát bệnh rung nhĩ. Người bệnh có thể đã tiến hành đốt điện tim, nhưng họ vẫn cần giải quyết các yếu tố như kiểm soát cân nặng, hạn chế rượu bia và tập thể dục đều đặn”, GS. José Joglar cho biết.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo những người trẻ tuổi không nên chủ quan với nguy cơ bệnh tật. Việc thay đổi lối sống, khám sàng lọc bệnh thường xuyên nên được phổ biến tới cả những người trẻ tuổi để phòng ngừa bệnh từ sớm.

Vi Bùi (Theo Healthline)

 

TPBVSK Ninh Tâm Vương - Hỗ trợ giảm hồi hộp, trống ngực, tim đập nhanh

Với thành phần chính là thảo dược Khổ sâm, TPBVSK Ninh Tâm Vương hỗ trợ giảm triệu chứng hồi hộp, trống ngực, tim đập nhanh, bồn chồn, lo âu, ổn định nhịp tim và phòng nguy cơ suy tim do rối loạn nhịp cho người bị rối loạn nhịp tim.

Ninh-Tam-Vuong

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Số điện thoại: 0243 775 9865 - 0981.238.219

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

*Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch