Trong quá trình điều trị đái tháo đường type 2, người bệnh nên lưu ý tới chế độ ăn uống, dùng thuốc và thay đổi lối sống
Tại sao người bệnh đái tháo đường hay bị ngứa da?
Gợi ý cách chọn món ăn vặt lành mạnh cho người bệnh đái tháo đường
Cách chăm sóc da khi bị biến chứng đái tháo đường
8 cách kiểm soát đái tháo đường trong thời tiết lạnh
Để tăng sản xuất insulin và ổn định đường huyết, nhiều bệnh nhân đái tháo đường phải tiêm insulin. Đây được một phương pháp điều trị đái tháo đường tin cậy, hiệu quả, giúp điều chỉnh tốt quá trình di chuyển đường vào gan, cơ bắp và các tế bào mỡ. Tuy nhiên, tiêm insulin vào cơ thể có khả năng dẫn tới tăng cân và mất kiểm soát đường huyết. Đối với những người không may gặp phải tác dụng không mong muốn này, phát hiện dưới đây sẽ mang lại lợi ích cực kỳ lớn.
Nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Diabetes Care cho thấy việc thay đổi cách ăn uống giúp kiểm soát bệnh đái tháo đường tốt hơn so với tiêm insulin. Nghiên cứu cũng cho rằng tiêm insulin cũng có thể tạo ra một vòng luẩn quẩn của bệnh tật liên quan tới mức độ insulin cao, bao gồm cả tăng nguy cơ phát triển bệnh tim mạch.
Theo đó, ăn một bữa sáng giàu tinh bột và một bữa tối nhẹ nhàng mang lại lợi ích lành mạnh hơn so với việc tiêm insulin điều trị bệnh đái tháo đường.
Vậy, nên ăn mấy bữa trong ngày để giảm cân và ổn định đường huyết?
Giáo sư Daniela Jakubowicz, tác giả chính của nghiên cứu, đến từ Đại học Tel Aviv (Israel), cho hay: “Trước đây, các chuyên gia khuyên người bệnh đái tháo đường nên ăn 6 bữa nhỏ trải đều trong ngày. Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi đề xuất nên ăn nhiều tinh bột vào buổi sáng hơn. Điều này giúp cân bằng glucose và cải thiện kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường type 2”.
Theo đó, các nhà nghiên cứu đã so sánh tác động của chế độ ăn ba bữa (chế độ ăn 3M) ở bệnh nhân mắc đái tháo đường type 2 với chế độ ăn 6 bữa (chế độ ăn 6M). Chế độ ăn 3M trong nghiên cứu bao gồm: Ăn bánh mì, trái cây và đồ ngọt vào bữa sáng; Ăn trưa giàu dinh dưỡng; Ăn nhẹ vào bữa tối, không ăn tinh bột, đồ ngọt và trái cây.
Sau 3 tháng, họ phát hiện ra rằng những người tham gia chế độ ăn 6M không giảm cân và không có bất kỳ sự cải thiện nào về mức độ đường, đòi hỏi phải tăng liều thuốc và liều insulin. Mặt khác, những người tham gia chế độ ăn 3M không chỉ giảm cân và giảm sự thèm ăn, mà còn có sự cải thiện đường huyết đáng kể.
Giáo sư Jakubowicz kết luận: “Điều này cho thấy chế độ ăn 3M không chỉ giúp kiểm soát bệnh đái tháo đường hiệu quả, nó còn có thể ngăn ngừa nhiều biến chứng khác như bệnh tim mạch, lão hóa và ung thư”.
Mặc dù kết quả khá khả quan, nhưng vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để khẳng định quan điểm trên. Tốt nhất, hãy tham vấn bác sỹ, chuyên gia y tế trước khi thực hiện bất cứ thay đổi nào trong khi điều trị đái tháo đường.
Bình luận của bạn