Món ăn chế biến từ côn trùng được nhiều người ưa thích vì lạ miệng và giàu protein
20 người bị ngộ độc do ăn bọ xít đen
Cảnh giác khi ăn côn trùng
Có thể rước họa vì “mốt” ăn côn trùng?
Ăn côn trùng như thế nào để không hại sức khỏe
1. Sâu ban miêu
Sâu ban miêu hay còn gọi là manh trùng, ban manh, ban mao. Đây là loài côn trùng có cánh cứng như bọ, có hình thái giống bọ xít, nhưng lại chứa chất cực độc không thể phân hủy dù chế biến ở nhiệt độ cao.
Độc tố của sâu ban miêu là cantharidin (đây là một chất hóa học độc, được tìm thấy ở nhiều thành viên trong họ bọ cánh cứng), rất độc, gây hủy hoại protein (chất đạm). Khi vào cơ thể, qua đường tiêu hóa sẽ gây tình trạng ngộ độc nặng nhất, gây tổn thương dạ dày ruột, đau bụng nôn mửa, chảy máu đường tiêu hóa, hoại tử ruột, tổn thương tất cả cơ quan cơ thể, thận, gan, máu và có thể dẫn tới tử vong.
Còn nếu tiếp xúc đường da (dùng tay bắt trực tiếp số lượng lớn), đường hô hấp (mở bao đựng sâu ra hít phải) cũng gây tình trạng dị ứng trầm trọng. Nhất là những người da mỏng, có vị trí vết thương, tiếp xúc nhiều với sâu ban miêu; hơi độc khiến mắt cay, bỏng rát. Độc tố của sâu ban miêu có thể tiết ra (giống kiến ba khoang), nếu tay cầm và dính vào mắt, dụi mắt sẽ gây bỏng rát, tổn thương giác mạc. Vì vậy, bạn không nên ăn sâu ban miêu mặc dù đã qua chế biến.
2. Mối rang
Mối thường được người dân coi là đặc sản và chế biến thành nhiều món khác nhau như mối rang, hấp, nấu với lá bép, cà đắng, chiên giòn... Tuy nhiên, không ít người ăn bị ngộ độc, thậm chí sốc phản vệ, nguy hiểm đến tính mạng.
Khi ăn mối, bệnh nhân thường bị nhiễm nấm Aspergillus fumigatus. Nấm Aspergillus fumigatus là nấm cơ hội ký sinh trên nhiều loại động vật, côn trùng. Khi cơ thể bị suy giảm miễn dịch, nấm có cơ hội phát triển và gây bệnh với các triệu chứng rất nặng (đặc biệt là hô hấp), tỷ lệ tử vong rất cao.
Mặc dù nguy hiểm như vậy nhưng ở vùng Tây Bắc và ở những vùng quê thì đây vẫn là món ăn ưa thích của nhiều người.
3. Bọ xít rang
Loại bọ xít người dân thường hay bắt để chế biến là bọ xít nhãn, bọ xít lúa. Ngoài ra còn có rất nhiều loại bọ xít khác nhau và người bắt có thể bị nhầm lẫn với loại bọ xít có chất độc. Tuy nhiên, ngay cả khi chúng không có độc thì vẫn có nguy cơ rất cao mang các mầm bệnh và lây bệnh cho người (như các ký sinh trùng, vi khuẩn, virus).
Thông tin y học về độc tính của các loài sâu, bọ xít hiện nay còn ít. Do đó có rất ít loài sâu, bọ xít được khoa học chứng minh là an toàn để ăn. Các dấu hiệu lâm sàng thường gặp trong các vụ ngộ độc do ăn bọ xít là: buồn nôn, nôn, run tay chân, một số trường hợp nặng nôn nhiều, co giật tay chân, chóng mặt, tăng tiết, cứng hàm, kích thích vật vã, khó thở, ý thức lơ mơ, hôn mê, sẩn ngứa, ban dạng mảng toàn thân... và có thể tử vong.
Bình luận của bạn