Nước tăng lực chứa lượng lớn caffeine, có thể gây hại cho người bị rối loạn nhịp tim
Người bị rối loạn nhịp tim cần điều chỉnh lối sống, sinh hoạt thế nào?
Làm thế nào để ổn định nhịp tim do rối loạn thần kinh thực vật?
Làm thế nào để ổn định nhịp tim lâu dài?
Vì sao rung nhĩ có thể dẫn đến các dạng rối loạn nhịp tim khác?
Đây là kết quả nghiên cứu dựa trên dữ liệu thăm khám 144 bệnh nhân được cứu sống sau cơn ngừng tim đột ngột tại hệ thống y tế Mayo Clinic (Mỹ). Trong số đó có 7 bệnh nhân (tức 5%) đã uống nước tăng lực gần thời gian xảy ra tai biến tim mạch.
Theo TS.BS Michael J. Ackerman – chuyên gia tim mạch di truyền tại Mayo Clinic, người đứng đầu nghiên cứu, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm FDA không kiểm soát hàm lượng caffeine và các chất kích thích khác trong nước tăng lực. Trong khi đó, sản phẩm đồ uống này thường chứa caffeine cùng nhiều thành phần khác có mục tiêu tăng năng lượng, tạo sự tỉnh táo…
Trong bối cảnh thị trường nước tăng lực phát triển nhanh trong những năm gần đây, nhiều chuyên gia quan ngại các thành phần này khi kết hợp với nhau sẽ tạo ra tác dụng phụ không mong muốn với sức khỏe.
Hàm lượng caffeine trong nước tăng lực dao động từ 80-300mg/khẩu phần. Trong khi đó, một ly cà phê 240ml chứa khoảng 100mg. Ngoài ra, thức uống còn chứa các thành phần kích thích thần kinh như taurine, chiết xuất thảo dược guarana – vốn không thuộc quyền quản lý của FDA. Giả thuyết cho rằng, các thành phần này có thể làm thay đổi nhịp tim, huyết áp, khả năng co bóp, tái cực ở tim… Đây đều là những yếu tố có thể tạo điều kiện cho tình trạng rối loạn nhịp tim.
Ngày càng có nhiều thành phần trong chế độ ăn uống thường ngày gây ra tác động tiêu cực với nhịp tim. Đây là lý do khi khai thác tiền sử người bệnh trong lâm sàng, các bác sĩ cần theo dõi nhóm thực phẩm có nguy cơ gây rối loạn nhịp tim như nước tăng lực. Khi sử dụng ở liều lượng quá lớn, hoặc ở nồng độ quá cao, những thực phẩm này có thể gây nguy hiểm với đối tượng vốn đã có nguy cơ gặp tai biến tim mạch.
Không chỉ tìm hiểu về tác động của nước tăng lực trên nhóm bệnh nhân bị ngừng tim đột ngột, các nhà khoa học còn nghiên cứu các yếu tố nguy cơ khác như tập thể dục, tác nhân gây stress.
BS. Ackerman giải thích, nghiên cứu hiện mới chỉ cho thấy mối liên hệ tạm thời giữa thức uống tăng lực với 7 bệnh nhân bị ngừng tim đột ngột. Ngoài ra nhiều tác nhân khác cũng gây góp phần gây rối loạn nhịp với người có bệnh tim mạch di truyền, như: Thiếu ngủ, mất nước, ăn kiêng kham khổ, giai đoạn sau sinh…
Bình luận của bạn