Trào ngược dạ dày thực quản có nên ăn chuối không?

Liệu ăn chuối có ảnh hưởng xấu tới bệnh trào ngược dạ dày thực quản hay không?

Bị táo bón có nên ăn chuối?

6 lý do bạn nên ăn chuối mỗi ngày

Người bệnh đái tháo đường có ăn chuối được không?

Bảo quản thế nào để giữ chuối tươi lâu?

Người bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể ăn chuối

Theo chuyên gia dinh dưỡng Lena Bakovic – hệ thống tư vấn dinh dưỡng Top Nutrition Coaching (Mỹ), trái với lo ngại của nhiều người bệnh, chuối là thực phẩm lành tính với bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Chuối không chứa nhiều acid, nhìn chung sẽ không làm dạ dày tăng tiết dịch vị hay làm trầm trọng thêm triệu chứng trào ngược.

Giống như các loại hoa quả, chuối có độ chín khác nhau. Một vài quan điểm cho rằng, độ pH của chuối sẽ thay đổi khi chuối chín (chứa nhiều đường hơn), trong khi chuối xanh chứa nhiều tinh bột và chất xơ hơn. Tuy vậy, chuyên gia Bakovic nhận định, điều này không ảnh hưởng nhiều tới bệnh trào ngược. Chuối còn được coi là thực phẩm có tính kiềm, chứa nhiều kali và giàu chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa.

Cơ thể mỗi người có phản ứng khác nhau với thực phẩm. Nếu bạn thấy ăn chuối chín vàng dễ dàng hơn chuối ương, hãy trao đổi với bác sĩ để tìm ra chế độ ăn phù hợp nhất. 

Thực phẩm có lợi với bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Ngoài chuối, theo chuyên gia Bakovic, một vài thực phẩm sau là lựa chọn an toàn cho người đang gặp triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản:

  • Nước hầm xương
  • Súp lơ
  • Cần tây
  • Dưa chuột
  • Rau xanh như măng tây, bông cải, đậu xanh
  • Trà thảo mộc
  • Xà lách
  • Dưa
  • Các loại hạt
  • Rau củ như khoai lang, cà rốt, củ dền
  • Ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, gạo lứt

Bạn còn có thể kết hợp chuối với yến mạch để tạo thành món ăn sáng lành mạnh, giàu năng lượng và thân thiện với dạ dày.

Thói quen ăn uống cũng góp phần giúp bạn ngăn ngừa trào ngược tái phát. Sau bữa ăn, bạn nên chờ khoảng 3 tiếng rồi mới nằm xuống. Trong ngày, nên chia thành các bữa ăn nhỏ, ngồi xuống thưởng thức từ tốn, chậm rãi. Chế độ ăn lành mạnh, ít chất béo còn giúp người bệnh giữ cân nặng lành mạnh, giảm nguy cơ trào ngược.

Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi bị trào ngược dạ dày

Nhóm thực phẩm, đồ uống dễ làm trầm trọng triệu chứng trào ngược nhất phải kể tới:

  • Đồ uống có cồn
  • Nước có gas
  • Chocolate
  • Trà và cà phê decaf
  • Trái cây, rau củ có tính acid (như cà chua, cam chanh)
  • Đồ chiên rán và đồ ăn nhiều chất béo
  • Ăn quá 8 thìa cà phê dầu, bơ, mayonnaise, nước trộn salad mỗi ngày
  • Đồ ăn cay, nhiều ớt
  • Bạc hà
 
Quỳnh Trang (Theo Health Central)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bác sỹ ơi