Thực phẩm tốt cho sức khỏe người mắc hội chứng chuyển hóa
Lộ diện 5 tác nhân gây ra hội chứng chuyển hóa
Hội chứng chuyển hóa - Thủ phạm gây ra nhiều bệnh nguy hiểm
6 thực phẩm nên ăn để phòng ngừa hội chứng chuyển hóa
Tăng huyết áp thai kỳ làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa
Hội chứng chuyển hóa là thuật ngữ dùng để chỉ người có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch và đái tháo đường. Hội chứng chuyển hóa bao gồm 1 nhóm các yếu tố nguy cơ tập hợp lại như rối loạn lipid máu, tăng insulin trong máu, tăng huyết áp, béo bụng…
Các nguyên nhân gây ra hội chứng chuyển hóa bao gồm béo phì, ít vận động, chế độ ăn uống không lành mạnh… Tuy nhiên, bạn có thể giảm nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa thiết lập được một chế độ ăn khoa học.
Dưới đây là một số thực phẩm nên ăn và tránh đối với người mắc hội chứng chuyển hóa.
Nên ăn
Thực phẩm giàu carbohydrate phức hợp
Người mắc hội chứng chuyển hóa nên ăn những thực phẩm giàu carbohydrate phức hợp
Carbohydrate phức hợp có thể giúp ngăn ngừa sự gia tăng lượng đường trong máu, giúp giảm cân và giảm cholesterol xấu.
Các loại thực phẩm chứa carbohydrate phức hợp như khoai tây, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, ngô, bột yến mạch, lúa mạch… có thể là lựa chọn phù hợp trong chế độ ăn uống dành cho những người bị hội chứng chuyển hóa.
Thực phẩm giàu chất xơ
Thực phẩm giàu chất xơ không thể thiếu trong chế độ ăn uống giúp ngăn ngừa hội chứng chuyển hóa
Thêm chất xơ vào chế độ ăn uống có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ bằng cách giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt. Một chế độ ăn giàu chất xơ cũng giúp ngăn ngừa bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp và ung thư ruột kết. Các loại thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau, yến mạch, lúa mạch, đậu lăng, gạo lứt, bánh mì nguyên hạt…
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất có lợi cho sức khỏe
Chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa rất có lợi cho sức khỏe. Dùng những thực phẩm chứa chất béo lành mạnh này có thể ngăn ngừa tăng huyết áp và xơ vữa động mạch, qua đó giảm nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa.
Những loại chất béo trên được tìm thấy trong các thực phẩm như cá béo, quả hạch, hạt, dầu thực vật, ngô, dầu đậu nành…
Sữa
Uống sữa sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe
Trong sữa có chứa các protein whey (một hỗn hợp các protein được phân lập từ váng sữa - phần chất béo tách ra trong quá trình sản xuất phô mai), acid amin, calci, các khoáng chất khác giúp kiểm soát cân nặng và hạ huyết áp. Ngoài ra, sự hiện diện peptide và protein trong sữa có thể làm giảm cholesterol huyết tương.
Nên tránh
Thức ăn chứa nhiều đường
Thực phẩm chứa nhiều đường là "kẻ thù" của hội chứng chuyển hóa
Các loại thực phẩm chứa nhiều carbohydrate đơn giản gồm khoai tây chiên, gạo trắng, bánh mì trắng, nước ép trái cây đóng chai, kem… Việc hấp thu các carbohydrate đơn giản đã được chứng minh có thể làm tăng nguy cơ béo phì, đái tháo đường và các bệnh khác.
Thực phẩm giàu chất béo bão hòa
Hạn chế đưa các thực phẩm giàu chất béo bão hòa vào chế độ ăn người mắc hội chứng chuyển hóa
Chất béo bão hòa làm tăng nguy cơ rối loạn lipid máu dẫn đến xơ vữa động mạch. Vì vậy, người mắc hội chứng chuyển hóa cần tránh ăn những loại thực phẩm như thịt mỡ, bánh ngọt, bánh nướng, dừa, dầu cọ…
Thực phẩm giàu natri
Đồ ăn đóng hộp chứa rất nhiều natri
Ăn thực phẩm giàu natri có thể làm tăng huyết áp và mức insulin. Natri có thể được tìm thấy trong rau đóng hộp, rau trộn, nước xốt, nước tương, súp đóng hộp, mì ăn liền, sốt cà chua, sốt mù tạt, pudding, nước sốt mì ống… Ngoài ra, natri còn được tìm thấy trong muối ăn, vì vậy bạn nên sử dụng số lượng muối vừa phải trong chế độ ăn hàng ngày.
Cách ngăn ngừa mắc hội chứng chuyển hóa
- Thường xuyên luyện tập thể dục: Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) và Đại học Y khoa Thể thao Hoa Kỳ khuyến nghị nên hoạt động thể chất với cường độ vừa phải mỗi ngày ít nhất 30 phút.
- Ăn uống lành mạnh: Bạn có thể tham khảo chế độ ăn Địa Trung Hải.
- Nên ngủ đủ giấc mỗi ngày.
Bình luận của bạn