Lượng đường trong một lon nước ngọt có thể tương đương 8 thìa cà phê đường
Người cao tuổi, tăng huyết áp cần lưu ý gì trong ngày Tết?
Trẻ em ăn được bao nhiêu hạt hạnh nhân mỗi ngày?
Dấu hiệu cơ thể cảnh báo bạn đang uống rượu bia quá mức
Cẩn trọng với nguy cơ ngộ độc rượu
Có bao nhiêu đường trong một chai nước ngọt?
Nước ngọt hay đồ uống có gas giúp bạn tăng năng lượng và giải khát nhanh chóng. Tuy nhiên, do chứa hàm lượng đường, nhất là fructose (đường đơn) cao, nước ngọt có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe khi sử dụng quá nhiều. Với trẻ nhỏ, uống nhiều nước ngọt có thể gây ra hiện tượng tăng động giảm chú ý.
Một chai nước ngọt (thông thường khoảng 330ml) có thể chứa tới 30-50gr đường, gấp đôi lượng đường cơ thể cần trong ngày.
Theo BS. Đào Thị Hảo - khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Hà Nội, năng lượng dư thừa sẽ được chuyển hóa thành một loại mỡ trắng, tích tụ mỡ tại vùng bụng, gây tăng cân và mất thẩm mỹ về hình thể. Thừa cân, béo phì lại là nguyên nhân của nhiều bệnh không lây nhiễm như đái tháo đường, mỡ máu cao.
Theo vị chuyên gia này, nếu sử dụng lượng đường quá khuyến nghị (là 20-30gr/ngày), đặc biệt đường từ nước ngọt có ga (1-2 lon/ngày), bạn đã bổ sung gấp đôi lượng đường cần thiết.
Để giải khát, một số người tiêu dùng lựa chọn nước ngọt ăn kiêng hay nước có gas “không đường”, “không calorie". Tuy hàm lượng đường và calorie ở mức thấp, điều này không có nghĩa là các sản phẩm này có thể sử dụng thoải mái mà không gây hại. Chúng có thể chứa một số chất tạo ngọt nhân tạo, đường ăn kiêng có vị ngọt gấp nhiều lần đường và không mang lại lợi ích dinh dưỡng nào.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, sử dụng các chất tạo ngọt như aspartame, sucralose, saccharine… quá liều lượng cho phép có thể ảnh hưởng tới hệ vi sinh vật đường ruột. Với trẻ nhỏ, dùng đường hóa học quá thường xuyên cản trở khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng khác.
Nên làm gì sau khi uống nhiều nước ngọt?
Uống nước
Sau khi nạp vào cơ thể quá nhiều đường, bạn có thể gặp phải tình trạng khát nước, nôn nao, mệt mỏi do “say đường”. Uống nhiều nước lọc giúp cơ thể nhanh phục hồi hơn, đồng thời góp phần đưa đường huyết về bình thường.
Ăn thực phẩm toàn phần
Sau những ngày Tết ăn uống thả ga, bạn nên quay về chế độ ăn lành mạnh, tăng cường ăn thực phẩm toàn phần, hạn chế dùng thực phẩm chế biến sẵn. Rau củ quả, trái cây tươi, các loại hạt, trứng, đậu là một số món ăn giúp cơ thể cân bằng năng lượng.
Tập thể dục
Để đốt cháy năng lượng dư thừa do đồ uống có gas, bạn hãy tập thể dục. Vận động cũng giúp cơ thể tiết ra hormone endorphin, đẩy lùi cơn uể oải do “say đường”.
Bình luận của bạn