Vì sao nhiều chị em bị khô miệng khi mang thai?

Hiện tượng khô miệng khi mang thai có nguyên nhân do đâu?

Mãn kinh ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng thế nào?

Bệnh đái tháo đường: Chú ý triệu chứng ở miệng

Khô miệng khi ngủ, cẩn thận bị bệnh

Khô miệng, khát nước, tiểu nhiều có phải do bệnh đái tháo đường không?

Nguyên nhân phổ biến dẫn đến khô miệng khi mang thai

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến khô miệng khi mang thai là sự thay đổi nội tiết tố. Tình trạng này có thể làm thay đổi chức năng của tuyến nước bọt, dẫn đến giảm lượng nước bọt và gây cảm giác khô miệng. Hormone estrogen đóng vai trò tích cực trong việc duy trì độ ẩm của niêm mạc. Nồng độ estrogen thay đổi có khả năng làm giảm lượng chất bôi trơn trong miệng.

Sự mất cân bằng nồng độ hormone progesterone cũng có thể làm gián đoạn hoạt động của tuyến nước bọt, dẫn đến cảm giác khô miệng khó chịu.

Bên cạnh sự thay đổi nội tiết tố, một số yếu tố khác có thể góp phần dẫn đến khô miệng khi mang thai gồm:

- Mất nước, vì phụ nữ mang thai thường cần nhiều chất lỏng hơn.

- Tăng thể tích máu.

- Việc sử dụng vitamin trước khi sinh và các loại thuốc khác.

- Căng thẳng và lo âu.

Các tình trạng sức khỏe liên quan đến thai kỳ có thể dẫn đến khô miệng

Một số tình trạng trong thai kỳ cũng có thể dẫn đến khô miệng, gồm:

- Mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ, được đặc trưng bởi mức đường huyết tăng cao.

- Mẹ bầu bị nghén nặng, buồn nôn và nôn nhiều.

- Phụ nữ mang thai bị tiền sản giật - một biến chứng mang thai liên quan đến tăng huyết áp và tổn thương nội tạng.

Những tình trạng này có thể làm trầm trọng thêm cảm giác khô miệng. Các trường hợp này cần được theo dõi kỹ lưỡng để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé.

Lưu ý khi mẹ bầu bị khô miệng

Có cách nào ngăn khô miệng khi mang thai?

Có cách nào ngăn khô miệng khi mang thai?

Hầu hết mọi người đều trải qua tình trạng khô miệng trong đời, tuy nhiên nếu diễn ra thường xuyên, khô miệng sẽ gây khó chịu cho mẹ bầu và nguy cơ dẫn đến các vấn đề sức khỏe như: Giảm sản xuất nước bọt làm tăng khả năng gặp các vấn đề nha khoa như sâu răng và viêm nướu. Khô miệng cũng gây khó khăn trong việc nhai, nuốt và nói, ảnh hưởng đến dinh dưỡng của mẹ bầu. Hơn nữa, khô miệng có thể làm tăng tình trạng hôi miệng và nhiễm trùng trong khoang miệng. Đối với phụ nữ mang thai bị đái tháo đường thai kỳ, mất nước do khô miệng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tổng thể, có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Mẹo giảm khô miệng cho phụ nữ mang thai

- Tăng cường bổ sung chất lỏng cho cơ thể, đặc biệt là nước lọc.

- Ngậm kẹo không đường hoặc nhai kẹo cao su không đường để kích thích sản xuất nước bọt.

- Sử dụng máy tạo độ ẩm trong nhà.

- Hạn chế caffeine và đồ uống có cồn.

- Vệ sinh răng miệng mỗi ngày, gồm đánh răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên.

- Đi khám nếu các triệu chứng vẫn tiếp diễn.

 
Nguyễn Thanh (Theo Only my health)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp