Khô miệng khi ngủ, cẩn thận bị bệnh

Cảm giác khô miệng, uống nước không đỡ có thể là dấu hiệu bệnh lý

Nguy cơ tăng sắc tố khiến da không đều màu trong mùa Hè

CDC cảnh báo về loại bệnh nấm chết người lây lan nhanh ở Mỹ

Khói thuốc lá làm suy giảm chất lượng tinh trùng

Infographic: 5 khuyến cáo của Bộ Y tế để phòng tránh thủy đậu

Vì sao tôi luôn thấy khô miệng?

Hơn 1 tháng trở lại đây, bà Vương Tiểu Hoa, 60 tuổi, luôn cảm thấy khô miệng, uống nhiều nước nhưng cũng không thấy hết khát, nửa đêm bị tỉnh giấc vì khô miệng, vô cùng khó chịu. Bà Vương cho biết, lúc đầu bà cho rằng mình bị thế là do thời tiết thay đổi, nhưng sau khi tâm sự với bạn bè thì được nhắc nhở, có thể là bà bị mắc bệnh đái tháo đường và khuyên bà tới bệnh viện khám. Kết quả khám bệnh cho thấy, bà Vương mắc đái tháo đường type 2, đường huyết tăng cao lên 20mmol/l. Bà Vương cảm thấy khó hiểu, không phải chỉ là khô miệng thôi sao, sao lại mắc đái tháo đường?

Đặt câu hỏi với bác sỹ, bà Vương được giải thích:

 

Hệ thống thần kinh tự chủ là một hệ thống kiểm soát hoạt động vô thức và điều chỉnh các chức năng của cơ thể như nhịp tim, tiêu hóa, hô hấp, phản ứng con ngươi, tiểu tiện và kích thích tình dục.

Nước bọt được kiểm soát bởi hệ thần kinh tự chủ, là một quá trình vô thức. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature cho thấy, tình trạng khát nước, khô miệng khi ngủ có thể liên quan đến sự kích thích thần kinh của đồng hồ sinh học. Nếu bạn hạn chế uống nước 2 tiếng trước khi đi ngủ có thể dẫn tới triệu chứng thiếu nước trong cơ thể khi ngủ. Để ổn định tình trạng cơ thể, não bộ/đồng hồ sinh học sẽ kích thích hệ thần kinh tự chủ dẫn đến tình trạng khát nước khi ngủ.

Chưa kể, cẩm thấy khô miệng, khát nước khi ngủ còn có thể liên quan tới các yếu tố sinh lý như:

- Lão hóa: Sự suy giảm chức năng cơ thể kéo theo các tuyến nước bọt sẽ co lại ở một mức độ nhất định, và việc tiết nước bọt sẽ giảm, khiến con người dễ bị khát nước.

- Chế độ ăn: Nếu bữa tối quá mặn, cơ thể cần nước để thải lượng nước dư thừa ra ngoài. Cùng với việc uống quá ít nước trong ngày, lượng nước uống vào không đáp ứng được nhu cầu của cơ thể, khi ngủ miệng dễ bị khô miệng.

Empty

Khô miệng, khát nước khi ngủ còn có thể liên quan tới các yếu tố sinh lý như lão hóa...

- Há miệng khi ngủ: Có một số người, khi ngủ, thường há miệng để thở, nước bốc hơi trong không khí cũng có thể gây khô miệng.

Ngoài ra, môi trường khô trong nhà, căng thẳng mạn tính kéo dài và thay đổi nồng độ hormone khi mang thai cũng có thể gây khô miệng.

Dấu hiệu bệnh lý

Tuy nhiên, nếu miệng luôn "khô", và không liên quan tới các vấn đề sinh lý kể trên, thì đó là dấu hiệu "báo động" của 5 bệnh dưới đây:

- Bệnh đái tháo đường: Khô miệng và chảy nước mắt là một trong những biểu hiện điển hình của bệnh đái tháo đường. Khi lượng đường trong máu tăng cao, áp suất thẩm thấu huyết tương cũng sẽ tăng theo, hệ thống thần kinh trung ương khát nước của đại não sẽ bị kích thích dẫn đến khô miệng. Nếu bạn thường xuyên cảm thấy khô miệng, đi tiểu nhiều và sụt cân không rõ nguyên nhân thì nên chú ý đến khả năng mắc bệnh đái tháo đường.

20230323083936154

Khô miệng, khát nước là dấu hiệu của bệnh đái tháo đường type 2

- Bệnh tuyến giáp: Cường giáp sẽ khiến tỷ lệ trao đổi chất cơ bản tăng lên, nhu cầu nước của cơ thể cũng tăng lên, người bệnh sẽ cảm thấy khô miệng và lưỡi. Ngoài ra, cường giáp còn có thể kèm theo các triệu chứng như đánh trống ngực, run tay, đổ mồ hôi nhiều.

- Hội chứng Sjogren: Căn bệnh này là một bệnh tự miễn dịch, trong đó các triệu chứng khô khác nhau xuất hiện trong cơ thể do sự phá hủy các tế bào miễn dịch. Hầu hết bệnh nhân mắc hội chứng Sjogren sẽ có triệu chứng khô miệng, trường hợp nặng thì phải thường xuyên phải rướm nước khi nói và ăn thức ăn đặc.

- Đái tháo nhạt: Do thiếu hormone chống bài niệu, bệnh nhân sẽ có các biểu hiện như đa niệu, khô miệng, chảy nước nhiều. Khi lượng nước tiểu và tần suất đi tiểu trong một khoảng thời gian tăng lên đáng kể, uống nhiều nước vẫn không hết khát thì nên đi khám bác sĩ.

- Bệnh viêm nhiễm, chẳng hạn như viêm họng, viêm amidan, viêm mũi, viêm xoang… Các ổ viêm này sẽ ảnh hưởng đến niêm mạc miệng khiến chức năng bài tiết giảm sút và gây khô miệng.

Bị khô miệng phải làm sao?

Khô miệng là một cảm giác, có thể liên quan đến yếu tố sinh lý, cũng có thể do yếu tố bệnh lý.

Trong tình huống bình thường, nếu là sinh lý thì chỉ cần cải thiện chế độ ăn uống, thay đổi thói quen sinh hoạt không tốt, bổ sung nước kịp thời là có thể có chút cải thiện. Tuy nhiên, uống nước cũng cần hợp lý. Khi cơ thể thiếu nước cần phải uống nước kịp thời để giải tỏa, nhưng không nên uống quá nhiều nước một lúc dễ gây mất cân bằng điện giải bên trong; không nên đợi khát mới uống nước. Những người ở tình trạng khô miệng do các vấn đề sinh lý nên nên uống nhiều nước, uống nước thường xuyên để cơ thể luôn ở trạng thái cân bằng.

9ha0b8qg_kesar-water-health-benefits_625x300_08_March_22

Uống đủ nước đáp ứng nhu cầu của cơ thể

Người trưởng thành có thể uống 1.500-1.700ml nước mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu của cơ thể, nhưng nếu đổ mồ hôi nhiều cũng có thể uống nhiều hơn. Tốt nhất nên chọn nước lọc đun sôi để uống, nếu không thích uống nước lọc, bạn cũng có thể chọn nước chanh hoặc trà nhạt hơn nhưng vẫn cần đảm bảo hàm lượng nhất định.

Ngoài ra, khi bị khô miệng, không nên chọn đồ uống có ga, mặc dù những loại đồ uống này có thể giúp bạn sảng khoái nhất thời nhưng lại có thể làm tình trạng khô miệng trầm trọng hơn do chứa nhiều đường.

Tuy nhiên, nếu là khô miệng bệnh lý thì cần điều trị nội khoa để giải quyết căn bản tình trạng khô miệng. Chẳng hạn như bệnh nhân đái tháo đường khô miệng không thể thuyên giảm thì cần bổ sung nước kịp thời, đi khám định kỳ, sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ… Người bệnh cũng nên tự theo dõi cơ thể, nếu thấy có vấn đề gì thì nên đi khám ngay để được điều trị đúng cách.

 
PV (lược dịch)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Chăm già