Mẹo giảm phù nề ở mặt do giữ nước

Giữ nước khiến mặt bị sưng phù

8 cách giúp giảm tình trạng giữ nước trong cơ thể

Tại sao người bệnh suy tim bị phù, giữ nước trong cơ thể?

Những thực phẩm ngăn giữ nước, phù nề cho người bệnh suy tim

Những thực phẩm và đồ uống tự nhiên giúp giảm chứng phù nề, giữ nước

Uống nhiều nước hơn

Uống nhiều nước hơn trong khi đang cố gắng thoát khỏi tình trạng tích nước trên mặt tưởng chừng có vẻ phản trực giác, nhưng thực tế, uống nhiều nước hơn giúp pha loãng nồng độ chất điện giải trong máu của bạn. Do đó, cơ thể ngừng cố gắng giữ nước dư thừa để duy trì sự cân bằng hợp lý của các chất điện giải.

Không có lượng nước cần uống chính xác cho tất cả mọi người. Vì lượng nước bạn cần mỗi ngày phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính, mức độ hoạt động và khí hậu. Lượng nước này thậm chí có thể thay đổi từng ngày tùy thuộc vào lượng mồ hôi bạn đổ ra.

Một khuyến nghị chung là uống nước bằng một nửa trọng lượng cơ thể bạn, tính bằng pound và ounce. Có nghĩa nếu bạn nặng 200 pound (khoảng 90kg), bạn sẽ muốn uống khoảng 100 ounce nước (khoảng 2,9l nước). 

Theo BS Y học thể thao John Batson (tình nguyện viên của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ), khát nước là dấu hiệu cho thấy bạn đã bị mất nước, mất nước có thể khiến bạn giữ nước nhiều hơn.

Theo Đại học Y Harvard, bạn nên uống nước đều đặn, uống từng ngụm trong cả ngày, thay vì chỉ uống hết một lần để đáp ứng nhu cầu của bạn. Điều này có thể giúp cung cấp lượng nước ổn định để thực hiện các chức năng của cơ thể và giảm nguy cơ bị mất nước.

Bạn cũng nên hạn chế đồ uống khử nước, như cà phê, trà chứa caffeine và rượu, hoặc ít nhất là uống thêm một cốc nước cho mỗi đồ uống này.

Giảm lượng natri

Ăn nhiều rau củ và trái cây tươi thay vì thực phẩm chế biến sẵn giúp giảm tích nước

Ăn nhiều rau củ và trái cây tươi thay vì thực phẩm chế biến sẵn giúp giảm tích nước

Khi ăn uống nhiều natri, cơ thể sẽ giữ nước để cố gắng duy trì sự cân bằng giữa natri và chất lỏng. Cắt giảm lượng natri sẽ cho phép cơ thể loại bỏ lượng nước dư thừa, có thể giúp giảm tình trạng giữ nước trên mặt cũng như các phần còn lại của cơ thể.

Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), khuyến nghị hiện tại đối với natri là không quá 2.300 miligram/ngày. Natri không chỉ có trong lượng muối mà bạn thêm vào khi nấu ăn mà còn có chứa nhiều trong các thực phẩm chế biến sẵn và đóng gói.

Bạn có thể giảm lượng natri hằng ngày bằng cách hạn chế thực phẩm đóng gói và chế biến sẵn (như pizza, xúc xích, hộp soup, khoai tây chiên, bánh quy, bỏng ngô, phô mai chế biến, thực phẩm đông lạnh), nên chọn thực phẩm tươi càng nhiều càng tốt. 

Một số cách khác để giảm giữ nước ở mặt

Tăng lượng nước uống và giảm lượng natri là sự kết hợp khá hiệu quả để giảm tình trạng mặt bị sưng phù do tích nước. Ngoài ra, bạn có thể làm thêm một số cách khác như:

Tăng lượng vitamin

Bổ sung một số vitamin trong chế độ ăn giúp giảm sưng phù do giữ nước

Bổ sung một số vitamin trong chế độ ăn giúp giảm sưng phù do giữ nước

Gồm vitamin B6 (trong thịt gà, cá và trứng), vitamin B5 (trong cá hồi, sữa chua và đậu lăng), calci (trong các sản phẩm từ sữa, quả hạch và hạt) và vitamin D (trong cá ngừ, cá thu và sữa bổ sung vi chất. Những dưỡng chất này có thể giúp cơ thể bài tiết thêm chất lỏng và cải thiện các trường hợp giữ nước nhẹ.

Thêm kali

Bổ sung thêm kali (trong trái cây tươi, thịt, cá, đậu xanh, sữa) giúp kích hoạt cơ thể đào thải lượng natri dư thừa. Khi natri bị thải ra ngoài, lượng nước dư thừa cũng được đào thải theo.

Nước ép nam việt quất

Uống nước ép nam việt quất nguyên chất 100% có tác dụng lợi tiểu tự nhiên nên có thể giúp loại bỏ lượng nước dư thừa ra khỏi cơ thể và giảm sưng phù. Loại nước uống này còn làm giảm nguy cơ phát triển nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI).

Tập thể dục đều đặn

Tập thể dục giúp cơ thể sử dụng glycogen - dạng dự trữ của glucose. Đối với mỗi gam glycogen trong cơ bắp có 3 gram nước. Do đó, sử dụng hết lượng glycogen để tạo năng lượng cũng giúp bạn loại bỏ lượng nước thừa.

Đề phòng nguyên nhân giữ nước

Mặc dù hầu hết trường hợp giữ nước đều có thể khắc phục đơn giản, nhưng một số trường hợp, tình trạng tích hay giữ nước có thể tiềm ẩn vấn đề sức khỏe. Nếu tình trạng tích nước ở mặt hay chân không thuyên giảm, bạn nên thăm khám bác sĩ. Tích nước có thể là dấu hiệu bệnh thận, suy tim, xơ gan hay các vấn đề về gan khác.

 
Nguyễn Thanh (Theo Live Strong)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp