Nguyên nhân khiến bệnh vảy nến dễ tái phát vào mùa khô lạnh?

Khí hậu lạnh và hanh khô có thể làm giảm độ ẩm của da đáng kể, làm cho da trở nên khô ráp và dễ kích ứng.

Cảm giác sẽ thế nào khi “sống chung” với bệnh vảy nến?

Giảm cân giúp cải thiện bệnh vẩy nến?

Cách kiểm soát bệnh vảy nến ở mặt

Ăn quá nhiều đường gây hại cho da thế nào?

Thời tiết tác động đến vảy nến ra sao?

Vảy nến là một bệnh da liễu mạn tính, tiến triển từng đợt, gây ra những mảng đỏ, có vảy đặc trưng. Nguyên nhân chính xác của bệnh vẫn chưa được xác định rõ, nhưng người ta cho rằng nó liên quan đến hệ miễn dịch, yếu tố di truyền và các yếu tố kích hoạt như căng thẳng, bệnh mạn tính, chấn thương, nhiễm trùng, thay đổi thời tiết và một số loại thuốc.

Đặc biệt, vào mùa đông, thời tiết hanh khô và lạnh giá khiến da trở nên khô ráp, dễ bị kích ứng và tăng nguy cơ bùng phát bệnh. Các yếu tố môi trường như độ ẩm thấp và sự chênh lệch nhiệt độ cũng góp phần làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.

Các tổn thương da thường xuất hiện ở những vị trí dễ cọ xát như khuỷu tay, đầu gối và da đầu. Chúng có hình dạng tròn hoặc bầu dục, ranh giới rõ ràng, bề mặt phủ đầy vảy trắng bạc, khô và bong tróc. Khi gỡ vảy, có thể xuất hiện các điểm xuất huyết nhỏ.

Yếu tố môi trường đóng vai trò quan trọng khởi phát hoặc làm nặng hơn bệnh vảy nến.

Yếu tố môi trường đóng vai trò quan trọng khởi phát hoặc làm nặng hơn bệnh vảy nến.

Vảy nến không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn khiến người mắc ngứa ngáy, đau rát và giảm chất lượng cuộc sống. Để cải thiện và ngăn ngừa các đợt vảy nến bùng phát trong thời tiết khô hanh, người bệnh cần:

- Vệ sinh làn da sạch sẽ.

- Hạn chế dùng nước hoa, mỹ phẩm có chứa nhiều hương liệu.

- Cần hạn chế tiếp xúc hóa chất, khói bụi, khói thuốc, phấn hoa và các dị nguyên gây dị ứng khác.

- Tránh để cơ thể bị lạnh đột ngột, nên tắm rửa bằng nước ấm trong phòng ấm. Không tắm nước quá nóng, sau khi tắm nên thoa kem dưỡng ẩm cho làn da.

- Không nên sử dụng áo len trực tiếp lên da, thay vào đó là sử dụng những trang phục sát người làm từ cotton, lụa.

- Bổ sung thảo dược hỗ trợ điều hòa miễn dịch, chống tự miễn.

Hỗ trợ kiểm soát vảy nến từ thảo dược tự nhiên

Vảy nến nếu không được cải thiện có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, hiện nay bên cạnh dùng thuốc điều trị vảy nến, nhiều người lựa chọn kết hợp với giải pháp từ thảo dược thiên nhiên như sản phẩm chứa cây sói rừng.

 

Cây sói rừng đã được nghiên cứu tại Đại học Thẩm Dương (Trung Quốc) về hiệu quả giúp tăng cường miễn dịch, tác động vào nguyên nhân sâu xa gây bệnh vảy nến. Bên cạnh cây sói rừng, sản phẩm còn kết hợp cùng các thảo dược quý khác có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, chống tự miễn rất hiệu quả, từ đó giúp tăng cường năng lượng tế bào, điều hòa hệ miễn dịch, ngăn ngừa và hỗ trợ cải thiện vảy nến.

Không chỉ vậy, sản phẩm còn được ứng dụng công nghệ lượng tử trong sản xuất giúp tăng nồng độ hoạt chất, giảm các tạp chất gây hại nên vừa an toàn lại tăng hiệu quả hỗ trợ ổn định hoạt động của miễn dịch, từ đó hỗ trợ hạn chế các biểu hiện của vảy nến.

Việt An (Tổng hợp)

 

TPBVSK Kim Miễn Khang - Hỗ trợ cải thiện triệu chứng các bệnh tự miễn (vảy nến, lupus ban đỏ, bạch biến...) - TOP 10 thương hiệu mạnh Quốc gia

Với thành phần chính từ cây Sói rừng, TPBVSK Kim Miễn Khang hỗ trợ tăng cường miễn dịch, giảm nguy cơ tiến triển các triệu chứng trong các bệnh tự miễn như vảy nến, lupus ban đỏ, bạch biến…

Tiếp thị bởi: Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu

Địa chỉ: 171 Chùa Láng - Phường Láng Thượng - Quận Đống Đa - Hà Nội

Số GPQC:1077/2020/ ATTP-XNQC

ĐT: 024.38461530 - 028.62647169

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

*Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Da liễu