- Chuyên đề:
- Khỏe & đẹp sau tuổi 35
Móng tay giòn và dễ gãy cần được chăm sóc kỹ càng hơn
Mẹo giúp móng tay mọc nhanh và khỏe
Tránh 7 sản phẩm này nếu bạn đang muốn có em bé
Làm sao để móng tay tôi không bị cong và gãy?
Nguy cơ sinh non liên quan đến hóa chất làm dẻo phthalate
Nguyên nhân khiến móng tay yếu
Theo chuyên gia da liễu Dana Stern (New York, Mỹ) với chuyên môn về các rối loạn móng, chứng nhuyễn móng (hapalonychia) hay "móng tay vỏ trứng" là hiện tượng móng mềm, có thể uốn cong, dễ xé kéo ra ở phần đầu móng. Móng có thể trở nên gần trong suốt, ngả màu xanh trắng. Nguyên nhân là do móng mỏng hơn bình thường, khiến các mạch máu dưới móng hiện rõ.
Một số nguyên nhân dẫn tới chứng nhuyễn móng gồm:
Do yếu tố di truyền: Giống như màu mắt hay kiểu tóc, tình trạng móng tay cũng phụ thuộc nhiều vào yếu tố di truyền. Một số gene sẽ quyết định kích thước, chất lượng cũng như độ dày móng của bạn. Trong một số trường hợp, bạn có thể có móng tay mềm, mỏng và dễ gãy như vỏ trứng.
Do tổn thương ở đĩa móng: Một số thói quen như dùng sơn móng tay acrylic, tẩy móng thường xuyên, hoặc chà giũa móng quá thường xuyên có thể khiến móng tay trở nên mỏng hơn bình thường. Tiếp xúc với acetone liên tục cũng có thể dẫn tới chứng nhuyễn móng.
Do thiếu vi chất: Nếu móng tay vốn khỏe mạnh bỗng mỏng, mềm bất thường, bạn có thể nghi ngờ nguyên nhân do thiếu vi chất. Thiếu vitamin A, B6, C, D và calci đều có liên hệ với tình trạng móng tay mềm, dễ gãy.
Hội chứng Raynaud: Hội chứng Raynaud là sự co thắt mạch của bàn tay khi gặp lạnh hoặc stress tâm lý, có thể khiến một hay nhiều ngón tay thay đổi màu sắc (nhợt, xanh, ban đỏ hoặc kết hợp).
Dùng nước không khoa học: Phần móng tay, móng chân vốn có khả năng hấp thu nước tốt hơn da tới 1000 lần. Vì thế, nếu bạn ngâm tay trong nước quá lâu, móng tay có thể trở mềm và dễ gãy. Ngoài ra, cơ thể không được cung cấp đủ nước cũng có thể là nguyên nhân khiến móng mỏng và yếu dần.
Làm thế nào để chăm sóc móng tay mỏng, yếu?
Theo các chuyên gia, tình trạng móng tay có thể nói lên nhiều điều về sức khỏe của bạn. Vì vậy, khi thấy móng tay yếu đi bất thường, bạn nên thăm khám da liễu hoặc làm xét nghiệm máu để xác định chính xác nguyên nhân. Với người thiếu hụt vitamin, sử dụng thực phẩm bổ sung hàng ngày có thể giúp cải thiện sức khỏe móng tay hiệu quả.
Ngoài ra, trong thời gian móng đang mỏng và dễ gãy, bạn nên thực hiện các biện pháp sau:
Tránh sử dụng sơn gel, sơn acrylic cho móng
Khi dùng sơn móng tay, bạn sẽ cần tới dung dịch acetone hoặc các biện pháp chà giũa móng. Cả 2 biện pháp dùng hóa chất và vật lý này đều làm tổn thương đĩa móng vốn đã mỏng hơn bình thường.
Dùng giũa thủy tinh
Dụng cụ giũa mài móng thông thường, có độ nhám lớn dễ gây rách đầu móng tay, khiến móng dễ tách lớp và rách hơn. Nếu móng tay của bạn vốn đã mềm dẻo và yếu, hãy sử dụng giũa bằng thủy tinh để tạo hình dáng móng tay gọn gàng.
Dùng găng tay khi ngâm nước
Khi móng tay ngấm nước, kết cấu giữa các tế bào móng sẽ trở nên yếu dàn, khiến tình trạng móng dẻo, gãy giòn thêm nghiêm trọng. Vì vậy, khi tiếp xúc với nước hoặc chất tẩy rửa mạnh, bạn nên đeo găng tay để bảo vệ móng.
Bình luận của bạn