Mẹo giúp móng tay mọc nhanh và khỏe

Bộ móng cứng cáp và bóng khỏe sẽ giúp chị em tự tin hơn

Làm sao để móng tay tôi không bị cong và gãy?

Vảy nến móng tay: Cách nhận biết và giải pháp cải thiện

Cách khắc phục tình trạng móng tay giòn, dễ gãy

Vì sao móng tay tôi đang bắt đầu rụng?

Móng tay giòn, dễ gãy là tình trạng thường gặp sau khi tháo bỏ lớp sơn trang trí rực rỡ. Sử dụng móng giả lâu ngày cũng có thể làm mất lớp sừng ngoài móng tay tự nhiên và còn tăng nguy cơ tổn thương. Ngoài ra, thói quen cắn móng tay khó bỏ gây cản trở quá trình phục hồi của bộ móng.

Trung bình một tháng, móng tay dài thêm khoảng 2,5mm. Tuy nhiên, để móng nhanh dài mà vẫn cứng cáp, bóng khỏe, bạn cần biện pháp chăm sóc toàn diện cả bên ngoài lẫn bên trong (tức qua chế độ ăn uống).

Sau Tết, để nuôi dưỡng móng tay chắc khỏe, cứng cáp trở lại, chị em có thể áp dụng một vài mẹo nhỏ sau đây:

Uống nhiều nước

Giống như làn da, vùng móng tay cũng cần được cung cấp đủ độ ẩm để phát triển khỏe mạnh. Cơ thể thiếu nước có thể khiến móng khô và giòn. Uống đủ nước mỗi ngày cũng giúp tế bào được cấp nước và đảm bảo độ ẩm cho đôi tay.

Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ

Biotin hay vitamin B7 đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của móng tay

Biotin hay vitamin B7 đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của móng tay

Móng tay có thể báo hiệu nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó có tình trạng thiếu hụt một số vi chất cần thiết. Vậy nên, để móng tay mọc nhanh và chắc khỏe, bạn nên duy trì chế độ ăn cân bằng, nhiều protein, chất xơ và rau củ quả.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo bổ sung biotin (hay vitamin B7) cần thiết cho sự phát triển của tóc và móng. Biotin có nhiều trong các loại hạt, trứng, ngũ cốc, chuối, súp lơ và thực phẩm chức năng.

Không giũa móng tay ướt

Khi chăm sóc móng tay tại nhà, sai lầm tai hại nhiều chị em mắc phải là giũa móng ẩm, ngay sau khi tắm gội. Thói quen này có thể làm móng bị nứt và bong ra từng lớp.

Vì vậy, bạn chỉ nên giũa móng tay đã khô hoàn toàn, với dụng cụ giũa nhám có độ mịn cao, an toàn cho móng yếu. Lưu ý giũa móng theo một chiều duy nhất, không kéo qua lại như kéo cưa vì chuyển động này dễ làm gãy móng. Nếu không có kinh nghiệm giũa hay đánh bóng móng tay, bạn nên tìm tới các salon uy tín để chăm sóc móng.

Tránh dùng móng giả

Hạn chế sử dụng móng tay giả, để cho móng phục hồi

Hạn chế sử dụng móng tay giả, để cho móng phục hồi

Trong quá trình phục hồi và nuôi dưỡng móng tay, bạn nên cho móng "nghỉ ngơi", tránh xa các sản phẩm móng giả và keo gắn móng. Không chỉ có hại cho lớp sừng trên móng tay, việc làm sạch chúng cũng không hề dễ dàng.

Tẩy tế bào chết cho tay

Trên móng tay và lớp biểu bì ở chân móng cũng có một lớp tế bào chết do thiếu độ ẩm hoặc bị tổn thương. Để móng bóng khỏe và phát triển nhanh, bạn nên tẩy tế bào chết đều đặn với những nguyên liệu tự nhiên. Ví dụ, bạn có thể trộn 2 thìa cà phê đường nâu với 1 thìa cà phê dầu olive, thoa hỗn hợp lên tay ướt và massage nhẹ nhàng. Sau khi rửa sạch với nước, bàn tay sẽ mịn màng, trơn láng hơn hẳn.

Chọn các sản phẩm phục hồi móng chuyên dụng

Sau khi nuôi dưỡng từ bên trong, bạn cũng cần bảo vệ móng bằng các sản phẩm kem dưỡng ẩm, dầu dưỡng để móng thêm cứng cáp. Thoa kem dưỡng ẩm lên toàn bộ móng và lớp biểu bì quanh móng giúp kích thích tế bào nhanh phục hồi, không bị khô nẻ. Một số thành phần có lợi cho móng tay gồm: Vitamin (như vitamin E), tinh dầu sả, chiết xuất cam yuzu, chiết xuất hoa lan cẩm cù (Hoya Lacunosa)...

 
Quỳnh Trang (Theo Women's Health Mag)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp