Chứng nghiến răng khi ngủ có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe răng miệng
Nguyên nhân hàng đầu khiến não bộ lão hóa sớm
Bổ sung magne để có giấc ngủ ngon
Ngủ ngon hơn nhờ 5 tư thế yoga thư giãn
Ăn uống thế nào để cải thiện giấc ngủ?
Nguyên nhân đằng sau thói nghiến răng khi ngủ
Theo BS Aditi Desai – Chủ tịch Hiệp hội Y học Giấc ngủ Nha khoa Vương quốc Anh, nghiến răng có nhiều dạng như cắn chặt hàm răng, hoặc ma sát hàm trên với hàm dưới và tạo ra tiếng kẽo kẹt. Đa số người bệnh không biết mình có tật này, mà chỉ phát hiện qua lời than phiền của người xung quanh hoặc khi có tổn thương về răng.
Nguyên nhân dẫn đến thói nghiến răng cũng rất đa dạng, trong đó phổ biến nhất là do căng thẳng, stress. Ngoài ra, người mắc các chứng rối loạn giấc ngủ như chứng ngưng thở cũng có thể nghiến răng khi ngủ. Đây là một phản xạ của cơ thể nhằm tái thông đường thở khi ngủ.
Bên cạnh đó, một số thuốc điều trị như thuốc chống trầm cảm nhóm SSRI có thể gây ra tác dụng phụ nghiến răng khi ngủ. Tuy nhiên bạn không nên tự ý bỏ thuốc, mà nên chủ động thực hiện các biện pháp khác để hạn chế hiện tượng nghiến răng.
Mẹo ngăn ngừa tác hại do nghiến răng khi ngủ
Nghiến răng trong giấc ngủ nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn, nhưng một vài biện pháp sau hỗ trợ phòng ngừa và giảm thiểu các tổn thương do tật xấu này:
Thư giãn trước giờ ngủ
Theo BS Desai, bất cứ biện pháp giải tỏa căng thẳng trước giờ đi ngủ nào cũng có thể giúp bạn hạn chế tổn thương do tật nghiến răng. Bạn có thể hít thở sâu, thiền định hoặc tập yoga để thư giãn tinh thần.
Vào buổi tối, bạn nên hạn chế thức khuya “ôm” điện thoại, kiểm tra công việc trên giường. Thay vào đó, hãy tạo thói quen thả lỏng 30 phút trước giờ ngủ để ngủ ngon hơn và không nghiến răng khi say giấc nồng.
Tránh sử dụng chất kích thích
Trà, cà phê và thuốc lá đều chứa một số chất kích thích có thể khiến bạn trằn trọc và nghiến răng khi ngủ. Bạn nên hạn chế hút thuốc lá và uống rượu, đồng thời tránh sử dụng thức uống chứa caffeine sau buổi trưa.
Dùng máng chống nghiến răng
Nghiến răng kéo dài có thể gây tổn thương răng (mòn, nứt, gãy răng, răng lung lay và ê buốt), gây đau nhức cơ nhai và khớp thái dương hàm dẫn đến đau đầu. Vì thế, người có tật nghiến răng khi ngủ có thể trao đổi với bác sĩ nha khoa, sử dụng máng chống nghiến răng để bảo vệ răng khỏi nguy cơ bị mài mòn.
Bạn cần dùng máng vừa vặn với dấu răng của mình, thực hiện đúng chức năng ổn định hàm, ngăn ngừa tổn thương với răng và cơ nhai.
Cảnh giác với hiện tượng nghiến răng ban ngày
Không ít người vô thức nghiến răng và cắn chặt quai hàm vào ban ngày, mỗi khi làm việc hoặc tập trung cao độ. Thói quen này làm tăng nguy cơ nghiến răng về đêm trong giấc ngủ. Do đó, nếu nhận thấy thói quen này, bạn có thể dán giấy nhớ ở bàn làm việc, góc học tập để nhắc nhở bản thân thả lỏng quai hàm.
Hạn chế nhai kẹo cao su
Người hay nghiến răng khi ngủ tốt hơn hết nên bỏ nhai kẹo cao su hàng ngày. Hành động nhai kẹo có thể làm tổn thương thêm các khớp hàm, đồng thời củng cố thói quen chuyển động hàm răng về đêm.
Massage cơ hàm
Người bị đau quanh hàm mỗi khi thức giấc vào buổi sáng có thể thực hiện một vài biện pháp xoa bóp cơ bản để giảm đau tạm thời.
Khi bạn cắn chặt hàm răng, bạn sẽ cảm nhận ở dưới gò má có một nhóm cơ bắp chuyển động. Dùng 2-3 ngón tay day ấn nhẹ các cơ này 6-10 giây. Sau đó thả lỏng quai hàm và massage các vị trí bị căng mỏi khác trên má.
Bổ sung magne
Vi chất magne tham gia vào nhiều chức năng quan trọng của cơ thể, trong đó giúp bạn có giấc ngủ ngon và sâu về đêm. Nếu chế độ ăn của bạn không cung cấp đủ magne, bạn có thể bổ sung vi chất này theo hướng dẫn của bác sĩ. Magne giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, giảm stress và thư giãn cơ bắp cho người hay nghiến răng khi ngủ.
Bình luận của bạn