Nguy cơ tăng sắc tố khiến da không đều màu trong mùa Hè

Làn da dễ bị đen sạm nếu không được bảo vệ đúng cách trong mùa Hè

Chuyên gia chỉ bạn cách hết sạm da, da không đều màu

5 hoạt chất dưỡng trắng dành cho da không đều màu

Kem và serum chống nám, ngăn ngừa tăng sắc tố da nên có thành phần nào?

7 vấn đề về sức khoẻ có thể làm tăng sắc tố da

Nguyên nhân tăng sắc tố da

Tăng sắc tố da là một tình trạng da thường gặp do sản xuất quá mức melanin - sắc tố mang lại màu sắc tự nhiên cho da. Tăng sắc tố da làm xuất hiện những vùng da tối màu. Tình trạng này phổ biến hơn vào mùa Hè do tiếp xúc với tia cực tím từ mặt trời nhiều hơn. Các tia UV từ mặt trời có thể kích hoạt sản xuất nhiều melanin hơn và khiến các vùng da trở nên sẫm màu hơn.

Theo TS Vinay Singh (chuyên gia tư vấn cấp cao, khoa Da liễu, Bệnh viện Paras, Gurugram, Ấn Độ), tình trạng tăng sắc tố làm da sẫm đi ít nhất 2 tông màu, đủ để gây khó chịu. Da tăng sắc tố liên quan đến sự thiếu hụt vitamin A, B12 và các yếu tố thiết yếu khác.

Các triệu chứng phổ biến của chứng tăng sắc tố da bao gồm: Xuất hiện các đốm da sẫm màu (hay đốm đồi mồi có màu nâu, xám hoặc đen) trên da, da không đều màu, da đổi màu.

Tăng sắc tố da phổ biến hơn ở những người có tông màu da sẫm màu hơn, nhưng đều có thể xảy ra ở bất kỳ ai. Những vùng da tiếp xúc xúc với ánh nắng mặt trời dễ bị tăng sắc tố hơn, như mặt, cổ, ngực, cánh tay và bàn tay.

Ngăn ngừa tăng sắc tố khiến da không đều màu

Hạn chế tiếp xúc ánh nắng mặt trời

Kem chống nắng có vai trò quan trọng để bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời. Bạn nên dùng kem chống nắng mỗi ngày, ngay cả trong những ngày nhiều mây, thoa trước khi ra ngoài 15-20 phút và thoa lại sau 2 giờ.

Mặc quần và áo dài tay có thể giúp bảo vệ da khỏi tia UV. Ngoài ra, hạn chế thời gian tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời cũng có thể làm giảm nguy cơ tăng sắc tố da.

Bổ sung dinh dưỡng

Bổ sung đủ vitamin A và B12 giúp ngăn ngừa chứng tăng sắc tố da

Bổ sung đủ vitamin A và B12 giúp ngăn ngừa chứng tăng sắc tố da

Sự thiếu hụt vitamin A và B12 có thể gây ra chứng tăng sắc tố da. Theo TS Anjali Phatak (Giám đốc và Chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng cấp cao, Nutripulse, Jaipur, Ấn Độ) lượng vitamin B12 được đề xuất hàng ngày cho người khỏe mạnh là 2,6 microgram. Thịt gà và trứng là nguồn cung cấp vitamin B12 tốt nhất; Ngoài ra, nấm, đậu xanh và các loại rau lá xanh là những nguồn thực phẩm giàu vitamin B12.

Sử dụng sản phẩm chăm sóc da

Theo TS K. Swaroop (bác sĩ da liễu tại Bệnh viện AIIMS, New Delhi, Ấn Độ) bạn có thể tránh được tình trạng tăng sắc tố da bằng cách sử dụng các loại kem có chứa acid azelaic, alpha arbutin, rễ cam thảo, vitamin C, retinol và acid kojic.

Các bác sĩ da liễu có thể gợi ý bạn dùng các loại kem, kem dưỡng da và serum không kê đơn giúp làm giảm sự xuất hiện của các đốm đen trên da và làm đều màu da. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số phương pháp khác như liệu pháp laser, lột da bằng hóa chất và mài da vi điểm có thể hữu ích để giảm triệu chứng tăng sắc tố da.

Với trường hợp tăng sắc tố quá mức, bạn nên thăm khám bác sĩ da liễu để có phương pháp điều trị tại chỗ hoặc thuốc không kê đơn phù hợp. Không tự ý dùng thuốc không kê đơn điều trị tăng sắc tố da mà không có sự tham khảo từ bác sĩ.

 
Nguyễn Thanh (Theo Onlymyhealth)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Da liễu