Cách đơn giản để tránh thiếu vitamin D trong mùa Đông

Làm thế nào để bạn vẫn hấp thu đủ vitamin D mặc dù ở trong nhà nhiều hơn?

5 tác dụng của vitamin C cho da và những lưu ý khi sử dụng

Nên uống vitamin D vào thời điểm nào là tốt nhất?

Dấu hiệu cho thấy bạn đang thiếu các dưỡng chất thiết yếu

Thiếu vitamin D gây ra những bệnh gì?

Vitamin D là một dưỡng chất quan trọng trong cơ thể. Loại vitamin này cũng giúp hấp thu calci và phosphor trong cơ thể, cần thiết để giữ cho cơ, xương và răng khỏe mạnh.

Sự thiếu hụt vitamin D cũng ảnh hưởng đến tâm trạng, thậm chí có thể dẫn đến trầm cảm. Một nghiên cứu gần đây cho biết, mức vitamin D cao trong não có liên quan đến cải thiện chức năng nhận thức ở người trưởng thành.

Trong mùa Đông, chúng ta có thể bị giảm mức năng lượng, chuột rút, mỏi cơ, đau nhức xương, hay thấy cơ thể yếu đi. Những dấu hiệu này có thể liên quan đến sự thiếu hụt vitamin D.

Nguyên nhân thiếu vitamin D trong mùa Đông

Mùa Đông, cơ thể sản xuất vitamin D từ ánh sáng mặt trời kém hơn

Mùa Đông, cơ thể sản xuất vitamin D từ ánh sáng mặt trời kém hơn

Cơ thể chúng ta có thể sản xuất vitamin D khi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Cụ thể, da tạo ra chất gọi là 7-DHC từ ánh tia UVB của mặt trời để bắt đầu tạo ra vitamin D trong cơ thể. Mùa Đông với hiện tượng "ngày ngắn đêm dài", trời nhiều mây nên ánh sáng mặt trời trở nên khó chiếu tới chúng ta. Ngoài ra, mọi người thường mặc ấm, ở nhà nhiều hơn trong mùa Đông. Những điều này có thể gây ra sự thiếu hụt vitamin D.

Bổ sung vitamin D trong mùa Đông bằng cách nào?

Dưới đây là một số cách dễ dàng giúp bạn có thể tránh được tình trạng thiếu vitamin D trong mùa lạnh:

Thực phẩm giàu vitamin D

Một số thực phẩm nhiều vitamin D giúp bạn bổ sung dưỡng chất này như cá, dầu gan cá, lòng đỏ trứng và tôm. Bạn cũng có thể lựa chọn những thực phẩm chay để bổ sung vitamin D như sữa và sữa chua tăng cường vi chất, ngũ cốc tăng cường vi chất.

Vitamin D là một loại vitamin hòa tan trong chất béo và được hấp thu tốt nhất trong máu của bạn khi kết hợp với thực phẩm giàu chất béo. Bơ, quả hạch, hạt, các sản phẩm từ sữa nguyên kem và trứng là những nguồn chất béo bổ dưỡng giúp tăng cường hấp thụ vitamin D.

Dùng thực phẩm bổ sung vitamin D

Bạn cũng có thể bổ sung vitamin D thông qua thực phẩm chức năng

Bạn cũng có thể bổ sung vitamin D thông qua thực phẩm chức năng

Nếu bạn không tiếp xúc đủ với ánh nắng mặt trời để cơ thể sản xuất vitamin D, cũng như kém hấp thu vitamin D qua chế độ ăn thường ngày, bạn cũng có thể bổ sung vitamin D qua các thực phẩm bổ sung đường uống sau khi tham khảo ý kiến ​​bác sĩ.

Sử dụng đèn cực tím

Để bổ sung vitamin D cần thiết khi ở trong nhà, bạn cũng có thể sử dụng đèn cực tím hay đèn UVB. Những loại đèn này hoạt động bằng cách phát ra ánh sáng cực tím nhân tạo. Tuy nhiên, để an toàn, trước khi sử dụng bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ bởi tuổi tác, lượng sắc tố melanin trong da có thể ảnh hưởng đến tốc độ hấp thu và sản xuất vitamin D.

Thăm khám bác sĩ

Bạn nên thăm khám bác sĩ khi nhận thấy có dấu hiệu, triệu chứng thiếu vitamin D. Một số tình trạng sức khỏe như xơ nang, bệnh viêm ruột crohn và bệnh thận có thể gây thiếu vitamin D. Ngoài ra, một số loại thuốc cũng có thể cản trở quá trình hấp thụ vitamin D. Bác sĩ sẽ chẩn đoán các vấn đề và đề xuất phương pháp để đưa lượng vitamin D của bạn lên mức tối ưu.

 
Nguyễn Thanh (Theo Onlymyhealth)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng