Trầm cảm trước sinh, chớ nên chủ quan

Trầm cảm trước sinh thuộc nhóm rối loạn tâm trạng và lo âu sau sinh (PMAD) nói chung và thường được phát hiện ở trong thời kỳ mang thai

Bị nhân xơ tử cung khi mang thai có nguy hiểm không?

5 cách giúp mẹ bầu điều hòa thân nhiệt

Những việc nhà mẹ bầu nên tránh để đảm bảo an toàn

Mối liên hệ giữa giấc ngủ của mẹ và sự phát triển của thai nhi

Nguyên nhân gây bệnh

Theo các chuyên gia sản phụ khoa, nguyên nhân trầm cảm trước sinh có thể khác nhau nhưng vẫn có một số yếu tố nhất định làm tăng khả năng mắc bệnh như:

- Người có tiền sử cá nhân hoặc gia đình mắc bệnh tâm thần.

- Các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống như khó khăn về tài chính, mối quan hệ, mất việc làm, lạm dụng thể chất hoặc tình dục, sử dụng chất gây nghiện hoặc bất kỳ nỗi đau nào chưa được giải quyết và còn gây ám ảnh.

- Các yếu tố xã hội quyết định sức khoẻ như môi trường nơi sống, làm việc và già đi, có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ tổng thể.

- Các biến chứng khi mang thai, sinh nở hoặc cho con bú.

- Đã từng mắc rối loạn tâm trạng hoặc lo âu sau sinh (PMAD) đều có khả năng tái phát từ 50%  đến 75%.

- Mang thai ngoài ý muốn hoặc không mong muốn.

- Sinh đôi, sinh ba.

- Đang điều trị vô sinh.

Hiện nay trầm cảm trong thai kỳ thường bị chẩn đoán thiếu. Nguyên nhân chính của tình trạng này là sự chồng chéo triệu chứng giữa trầm cảm và thai kỳ, khiến cả người mẹ và các chuyên gia y tế dễ nhầm lẫn. Ngoài ra, việc chăm sóc trước sinh thường tập trung quá mức vào sức khỏe thể chất, bỏ qua những biến đổi tâm lý quan trọng. Cuối cùng, những định kiến xã hội về sức khỏe tâm thần và kỳ vọng về một thai kỳ hạnh phúc cũng là rào cản lớn trong việc nhận biết và điều trị trầm cảm ở phụ nữ mang thai.

Những triệu chứng thường gặp

Trong thai kỳ, những biến đổi về tâm trạng là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, ranh giới giữa những thay đổi cảm xúc thông thường và trầm cảm sau sinh rất mong manh. Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, các mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý đến các dấu hiệu cảnh báo sau đây:

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Mang thai Mỹ (American Pregnancy Association), nếu mẹ bầu gặp phải bất kỳ triệu chứng nào dưới đây kéo dài hơn 2 tuần, hãy liên hệ ngay với bác sĩ sản phụ khoa:

- Thay đổi tâm trạng tiêu cực: Cảm thấy buồn bã, chán nản, tuyệt vọng hoặc vô giá trị hầu hết thời gian trong ngày.

- Mất hứng thú: Mất đi niềm vui trong các hoạt động mà bạn thường yêu thích.

- Rối loạn giấc ngủ: Khó ngủ, ngủ quá nhiều hoặc chất lượng giấc ngủ kém.

- Thay đổi thói quen ăn uống: Ăn quá ít hoặc quá nhiều, dẫn đến giảm hoặc tăng cân không kiểm soát.

- Mệt mỏi: Cảm thấy kiệt sức, thiếu năng lượng và khó tập trung.

- Thay đổi hành vi: Cảm thấy bồn chồn, lo lắng quá mức hoặc trở nên thu mình, ít giao tiếp.

- Suy nghĩ tiêu cực: Có những suy nghĩ tiêu cực về bản thân, về tương lai hoặc về việc tự làm hại bản thân.

Trầm cảm trước sinh nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nhiều biến chứng khác sau sinh

Trầm cảm trước sinh nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nhiều biến chứng khác sau sinh

Một số biến chứng sức khoẻ khác

Trầm cảm trước sinh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của người mẹ mà còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với cả thai nhi hoặc trẻ sơ sinh. Theo đó, việc không điều trị trầm cảm trước sinh có thể dẫn đến những hệ lụy như: bỏ qua các đợt khám thai định kỳ, chế độ dinh dưỡng kém, thiếu nghỉ ngơi, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, sinh non, trẻ sơ sinh nhẹ cân và tăng nguy cơ mắc trầm cảm sau sinh ở người mẹ. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nhưng em bé được sinh ra bởi mẹ bị trầm cảm trong thai kỳ thường gặp phải những khó khăn về cảm xúc như: quấy khóc nhiều, khó dỗ dành và có thể gặp các vấn đề về hành vi khi lớn lên.

Các chuyên gia cũng đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc can thiệp sớm. Khi trầm cảm được điều trị kịp thời, người mẹ sẽ nhanh chóng phục hồi, từ đó có thể chăm sóc bản thân và em bé tốt hơn. Ngược lại, việc không điều trị có thể khiến người mẹ cảm thấy tuyệt vọng, sợ hãi và mất kết nối với con cái, thậm chí các triệu chứng này còn có thể trở nên nghiêm trọng hơn sau sinh.

Vậy cần làm gì để hỗ trợ mẹ bầu trầm cảm trước sinh?

Để nuôi dưỡng một đứa trẻ và hỗ trợ các bậc cha mẹ tương lai, cần đến sự chung tay của cả cộng đồng. Một hệ thống hỗ trợ vững chắc từ bạn đời, gia đình và bạn bè đóng vai trò vô cùng quan trọng trong giai đoạn này. Trên thực tế, người thân trong gia đình thường nhận biết sớm hơn các dấu hiệu trầm cảm trước sinh so với chính người bệnh.

Khi đối mặt với trầm cảm trước sinh, mẹ bầu như đang trải qua khoảng thời gian đen tối, cô đơn, lạc lõng và mệt mỏi. Trong tình trạng này, việc tự chăm sóc bản thân trở nên rất khó khăn, thậm chí họ không nhận ra mình đang trải qua điều gì. Chính lúc này, sự quan tâm và hỗ trợ từ những người xung quanh là vô cùng cần thiết để kịp thời nhận biết các dấu hiệu bất thường và tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên môn.

Để hỗ trợ người thân đang gặp phải tình trạng trầm cảm trước sinh, bạn có thể thực hiện các bước sau:

- Tìm hiểu về trầm cảm trước sinh: nghiên cứu về các rối loạn tâm thần và lo âu sau sinh (PMAD).

- Mang lại sự an tâm: Hãy cho người thân biết rằng họ không đơn độc, những cảm xúc họ đang trải qua là hoàn toàn bình thường và với sự hỗ trợ thích hợp, họ sẽ sớm vượt qua giai đoạn khó khăn này.

- Kết nối với dịch vụ chăm sóc sức khỏe: Tìm hiểu về các dịch vụ sức khỏe tâm thần dành cho bà mẹ mang thai và giúp người thân đặt lịch hẹn để được tư vấn và điều trị kịp thời.

 
Hà Chi (Theo Well+Good)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tâm thần kinh