Mất ngủ khi mang thai gây những tác động xấu đến sức khỏe của mẹ và bé.
Bổ sung calci khi mang thai cần lưu ý điều gì?
5 bệnh nhiễm trùng có thể lây từ mẹ sang bé
Cách chăm sóc tóc khi mang thai
10 điều nên tránh khi chuẩn bị mang thai
Vì sao bà bầu thường xuyên bị mất ngủ?
Mất ngủ khi mang thai là triệu chứng rất phổ biến trong suốt thai kỳ. Tình trạng này có thể xảy ra khi thai kỳ tiến triển, những khó chịu về thể chất như đau lưng, tiểu tiện nhiều lần và khó chịu vùng bụng có thể khiến việc tìm tư thế ngủ thoải mái trở nên khó khăn.
Bên cạnh đó, sự thay đổi nội tiết tố, bao gồm cả sự gia tăng progesterone (hormone sinh dục nữ, được sản xuất chủ yếu ở buồng trứng sau khi rụng trứng xảy ra.), có thể dẫn đến các triệu chứng như buồn nôn, ợ nóng và hội chứng chân không yên, gây rối loạn giấc ngủ thêm. Lo lắng và bất an về thai kỳ, sắp làm mẹ và những thay đổi khác trong cuộc sống có thể góp phần gây ra rối loạn giấc ngủ.
Bà bầu thường mất ngủ ở giai đoạn nào của thai kỳ?
Phụ nữ mang thai có thể gặp vấn đề về giấc ngủ trong tất cả các tam cá nguyệt (khoảng thời gian từ khi mang thai đến lúc sinh nở), nhưng thường rõ rệt nhất trong tam cá nguyệt đầu tiên và thứ ba.
1. Tam cá nguyệt đầu tiên – 3 tháng đầu thai kỳ
Chuyên gia cho biết, trong tam cá nguyệt đầu tiên, sự thay đổi nội tiết tố, đặc biệt là sự gia tăng progesterone, có thể gây ra mệt mỏi và buồn ngủ vào ban ngày, dẫn đến rối loạn giấc ngủ về đêm. Ngoài ra, buồn nôn và tiểu tiện nhiều lần là những triệu chứng phổ biến của thai kỳ sớm, cũng có thể làm gián đoạn giấc ngủ.
2. Tam cá nguyệt thứ ba – 3 tháng cuối thai kỳ
Ở tam cá nguyệt thứ ba, những khó chịu về thể chất trở nên rõ rệt hơn khi em bé lớn hơn và gây áp lực lên các cơ quan và cơ bắp của mẹ. Đau lưng, chuột rút chân và khó tìm tư thế ngủ thoải mái có thể dẫn đến việc thức giấc nhiều lần trong đêm. Ngoài ra, mức độ lo lắng và mong đợi về quá trình chuyển dạ và sinh nở, cũng như sự chào đời của em bé, có thể góp phần gây rối loạn giấc ngủ.
Hậu quả của việc mất ngủ khi mang thai?
Việc mất ngủ trong thai kỳ có thể gây ra những hậu quả đáng kể cho cả mẹ và bé. Một số hậu quả bao gồm:
Tăng nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ
Mất ngủ có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa glucose và độ nhạy insulin, làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ. Điều này có thể làm tăng khả năng em bé sinh non hoặc sinh ra bị nặng cân
Sinh non
Mất ngủ kinh niên trong thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ sinh non và sinh sớm. Em bé có thể gặp vấn đề về hô hấp hoặc chậm phát triển.
Huyết áp cao
Chất lượng giấc ngủ kém cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển huyết áp cao trong thai kỳ. Nó có thể dẫn đến các biến chứng như tổn thương cơ quan và hạn chế sự phát triển của thai nhi.
Trầm cảm sau sinh
Rối loạn giấc ngủ trong thai kỳ có thể góp phần gây ra chứng trầm cảm sau sinh. Nó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm thần của người mẹ và khả năng chăm sóc bản thân và em bé sau khi sinh nở.
Giảm khả năng tập trung, dễ nổi nóng
Mất ngủ có thể làm trầm trọng thêm cảm giác căng thẳng và lo lắng trong thai kỳ. Điều này sẽ khiến người mẹ khó khăn hơn trong việc đối phó với những đòi hỏi về thể chất và tinh thần của thai nghén.
Do đó, việc cải thiện chất lượng giấc ngủ rất quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Bà bầu có thể tham khảo một số biện pháp sau để cải thiện giấc ngủ như: Tập thể dục nhẹ nhàng; ăn uống đầy đủ dinh dưỡng; hạn chế sử dụng các chất kích thích; tạo môi trường ngủ thoải mái;... Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài, bà bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp.
Bình luận của bạn