Nhiều rủi ro về sức khỏe vẫn kéo dài sau 2 năm mắc COVID-19

Bác sĩ đang khám cho một bệnh nhân hồi phục sau khi mắc COVID-19 ở The Hague, Hà Lan - Ảnh: AFP.

Số ca COVID-19 nhập viện đang tăng ở Mỹ, biến thể EG.5 mới có nguy hiểm?

Số ca COVID-19 nhập viện đang tăng ở Mỹ, biến thể EG.5 mới có nguy hiểm?

Viêm gan do rượu, bia tăng đột biến trong đại dịch COVID-19

Thế giới đang phục hồi!

Một biến chủng Omicron mới xuất hiện khiến cả WHO và CDC Mỹ lo lắng

Theo Bloomberg, nghiên cứu của Trung tâm Dịch tễ học Lâm sàng của Hệ thống Chăm sóc Sức khỏe Cựu chiến binh (VA) St Louis ở Mỹ đã cho thấy những căn bệnh kéo dài ở người từng mắc COVID-19 đang làm tăng thêm gánh nặng bệnh tật của đại dịch COVID-19 như thế nào.

Những người mặc dù nhiễm thể nhẹ và không phải nhập viện vì COVID-19 cấp tính thì vẫn có nguy cơ gặp phải các rối loạn kéo dài cao hơn so với người không mắc trong 2 năm sau đó. Các rối loạn sức khỏe liên quan đến COVID-19 bao gồm cục máu đông, đái tháo đường và bệnh về phổi, đường tiêu hóa và cơ xương.

Thống kê từ nghiên cứu cho thấy, ước tính khoảng 65 triệu người trên toàn cầu đang phải sống chung với chứng bệnh được gọi là tình trạng hậu COVID-19. Con số này vẫn đang gia tăng đều đặn do tình trạng thiếu các phương pháp điều trị chính thức và các biến thể của virus SARS-CoV-2 tiếp tục lây lan.

Michael Peluso - trợ lý giáo sư y khoa tại Đại học California, San Francisco, cho biết: “Mặc dù các triệu chứng COVID kéo dài của nhiều người cải thiện chậm theo thời gian, nhưng điều này có thể mất nhiều năm và một số triệu chứng vẫn tồn tại sau thời điểm đó”.

Hội chứng COVID-19 kéo dài (hay Long COVID) có liên quan đến hơn 200 triệu chứng ảnh hưởng đến mọi hệ cơ quan trong cơ thể.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia để so sánh tỷ lệ mắc 80 vấn đề sức khỏe hậu COVID-19 của 138.818 cựu chiến binh sau tháng đầu tiên mắc bệnh trong năm đầu của đại dịch với gần 6 triệu người không bị nhiễm bệnh trong cùng thời gian trên.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy, những người không phải nhập viện vì COVID-19 có nguy cơ phát triển 31% trong số 80 bệnh sau 2 năm theo dõi, so với nhóm đối chứng không nhiễm bệnh. Trong khi đó, bệnh nhân từng mắc COVID-19 thể nặng có nguy cơ phát triển 65% các loại bệnh mới.

Nhà dịch tễ học Ziyad Al-Aly, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: "Rõ ràng là những người nhập viện trong giai đoạn cấp tính khi nhiễm SARS-CoV-2 phải trải qua một chặng đường dài và gian khổ để hồi phục. Họ có nguy cơ tử vong cao hơn đáng kể, thậm chí sau hai năm mắc bệnh”.

Nghiên cứu cho thấy sự gia tăng nguy cơ tử vong do COVID-19 không đáng kể sau 6 tháng đối với những bệnh nhân không nhập viện, nhưng vẫn tăng đáng kể trong suốt 2 năm đối với những người đã nhập viện. Tuy nhiên, các tác giả cho biết hầu hết người dùng hệ thống y tế VA là nam giới lớn tuổi nên điều này có thể hạn chế mức độ áp dụng của kết quả nghiên cứu đối với các nhóm khác.

Hậu quả kéo dài

Ước tính khoảng 65 triệu người trên toàn cầu đang phải sống chung với chứng bệnh được gọi là tình trạng hậu COVID-19 - Ảnh: NYTimes

Ước tính khoảng 65 triệu người trên toàn cầu đang phải sống chung với chứng bệnh được gọi là tình trạng hậu COVID-19 - Ảnh: NYTimes

Theo Bloomberg, ngày 18/8, các nhà nghiên cứu cho biết, trong một nghiên cứu riêng biệt cho thấy, một trường hợp nghiêm trọng của COVID-19 có thể gây ra những thay đổi lâu dài đối với hệ thống miễn dịch bẩm sinh, "tuyến phòng thủ" đầu tiên của cơ thể chống lại mầm bệnh. Một nghiên cứu khác được công bố trước đó lại cho thấy, COVID-19 có thể gây ra tình trạng tăng huyết áp mới khởi phát, đặc biệt ở những người đã từng phải nhập viện điều trị.

Các nhà khoa học cho rằng, nghiên cứu này cũng củng cố tính cấp thiết của việc tìm ra chính xác nguyên nhân ngoài nhiễm trùng ban đầu gây ra các triệu chứng và di chứng sau giai đoạn cấp tính, để có thể xác định các phương pháp điều trị nhằm đưa mọi người trở lại sức khỏe bình thường trước đại dịch và giảm thiểu các rủi ro về sức khỏe về sau.

Ngày 20/8, Nhà Trắng cho biết chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến hối thúc người dân tiêm mũi vaccine tăng cường phòng ngừa COVID-19 vào mùa Thu năm nay nhằm ứng phó một làn sóng lây nhiễm mới.

Mới đây, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và giới chức y tế của Mỹ cho biết đang theo dõi chặt chẽ biến thể phụ mới của chủng Omicron là BA.2.86 gây bệnh COVID-19, mặc dù hiện chưa thể xác định được nguy cơ đối với sức khỏe cộng đồng do biến thể phụ mới này có thể gây ra.

 
Hiệp Nguyễn (Theo Bloomberg)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn