Hệ miễn dịch và một số điều cần lưu ý
Gợi ý những món ăn nhẹ giúp tăng sức đề kháng cho trẻ
Chuyên gia chỉ cách để có hệ miễn dịch khỏe mạnh
Nguyên tắc dinh dưỡng giúp củng cố hệ miễn dịch mùa Đông
5 cách tăng cường khả năng miễn dịch trong mùa cảm lạnh và cúm
Một số biện pháp tăng cường hệ miễn dịch
Lối sống lành mạnh sẽ giữ được hệ thống miễn dịch bình thường. Yếu tố môi trường, lối sống được xem là một trong những nguyên nhân chính tác động đến hệ miễn dịch, vì vậy bạn nên xây dựng cho chính mình những thói quen tốt.
Probiotics (Men vi sinh): Là những vi khuẩn sống được tìm thấy trong một số loại thực phẩm hoặc chất bổ sung, có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Prebiotics: Có trong các loại carbs mà con người không thể tiêu hóa (chủ yếu là chất xơ). Các vi khuẩn có lợi trong đường ruột sẽ ăn chất xơ này.
- Không hút thuốc lá
- Bổ sung nhiều rau và các trái cây
- Tập thể dục thường xuyên và đều đặn
- Duy trì cân nặng ở mức khỏe mạnh
- Hạn chế uống rượu
- Ngủ đủ giấc
- Đảm bảo vệ sinh trong hoạt động hàng ngày
- Giảm căng thẳng
- Tiêm những vaccine cần thiết đầy đủ
Bên cạnh đó, thường xuyên hấp thụ thực phẩm giàu probiotic và prebiotic, hấp thụ ánh nắng mặt trời buổi sáng… Những yếu tố tự nhiên cần thiết cho xây dựng hệ miễn dịch lành mạnh.
Tăng miễn dịch một cách lành mạnh
Hiện nay, có nhiều sản phẩm dán mác “hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch”, nhưng về mặt khoa học khái niệm “Tăng cường hệ miễn dịch” không có ý nghĩa. Trên thực tế, việc tăng một lượng tế bào miễn dịch không đem lại lợi ích cần thiết cho cơ thể, bên cạnh đó dễ dẫn đến những vấn đề sức khỏe khác. Ví dụ: vận động viên thể thao sử dụng doping để thúc đẩy hệ thống sản xuất diễn ra nhanh hơn, theo các chuyên gia điều này lại có thể gây đột quỵ.
Tế bào lympho là một loại tế bào bạch cầu chính trong hệ miễn dịch của cơ thể được sinh ra từ tủy, có chức năng chống nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc nấm.
Việc cố gắng tăng cường tế bào miễn dịch đặc biệt phức tạp vì trong hệ thống miễn dịch có nhiều tế bào với cách sinh trưởng, tồn tại khác nhau phản ứng với rất nhiều vi khuẩn khác nhau theo nhiều cách. Việc bổ sung sản phẩm hỗ trợ tăng miễn dịch liên tục sẽ tạo ra nhiều tế bào lympho hơn mức cơ thể có thể sử dụng.
Hệ thống miễn dịch và tuổi tác
Khả năng miễn dịch tỷ lệ nghịch với tuổi tác, miễn dịch sẽ giảm đi nhanh chóng khi tuổi tác tăng lên. Do đó, tỷ lệ mắc các bệnh nhiễm trùng, truyền nhiễm, ung thư cao hơn ở độ tuổi này, đặc biệt viêm phổi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở những người trên 65 tuổi trên toàn thế giới. Theo các chuyên gia, tuổi càng cao thì tế bào T – tế bào chống nhiễm trùng - sẽ càng giảm nhanh, do tuyến ức teo đi theo tuổi tác đồng thời cũng khiến cơ chế sản xuất tế bào T ít hơn.
Bên cạnh đó, họ cũng nhận thấy được phản ứng của những người lớn tuổi với vaccine kém hơn những người trẻ. Các nghiên cứu về vaccine cúm đã chỉ ra rằng đối với những người trên 65 tuổi vaccine kém hiệu quả hơn so với trẻ em khỏe mạnh (trên 2 tuổi).
Các loại thảo mộc, chất bổ sung không có khả năng cải thiện hệ miễn dịch
Hiện nay, có một số sản phẩm được làm từ các loại thảo mộc hỗ trợ cải thiện sức khỏe, tuy nhiên theo các chuyên gia chưa có bằng chứng cho thấy thảo mộc thực sự tăng cường khả năng miễn dịch đến mức bạn được bảo vệ tốt hơn khỏi nhiễm trùng và bệnh tật, miễn dịch với bệnh tật. Mặc dù thảo mộc có khả năng thay đổi một số thành phần, khiến cơ thể trở nên thoải mái, khỏe khoắn hơn nhưng chưa chắc đã mang lại lợi ích cho khả năng miễn dịch tổng thể.
Mối liên hệ giữa chế độ ăn uống và hệ thống miễn dịch
Các tế bào miễn dịch giống lực lượng chiến đấu, họ cần được nuôi dưỡng tốt để có thể khỏe mạnh chống lại mầm bệnh. Ví dụ, những người ăn không đủ chất, suy dinh dưỡng dễ mắc các bệnh truyền nhiễm hơn người khỏe mạnh. Một số bằng chứng cho thấy sự thiếu hụt dinh dưỡng có khả năng làm thay đổi phản ứng miễn dịch ở động vật. Tuy nhiên, vẫn cần những nghiên cứu rõ ràng hơn mối liên hệ giữa chế độ ăn và miễn dịch ở người.
Căng thẳng có thể dẫn đến suy giảm chức năng hệ miễn dịch
Y học hiện đại đã đánh giá cao mối quan hệ liên kết chặt chẽ của tâm trí và cơ thể. Nhiều loại bệnh tật bao gồm đau dạ dày, phát ban và thậm chí cả bệnh tim, đều liên quan đến tác động của căng thẳng. Tuy nhiên, để xác định mỗi quan hệ giữa hai nhân tố này là vấn đề khó vì những con số đưa ra vẫn mang tính chủ quan thiếu sự xác thực, đồng thời những chỉ số đo lường các chuyên gia đưa ra chưa phản ánh được hệ thống miễn dịch sẽ suy giảm khi căng thẳng.
Tập thể dục nâng cao khả năng miễn dịch
Tập thể dục thường xuyên là yếu tố quan trọng để xây dựng lối sống lành mạnh. Góp phần cải thiện sức khỏe tim mạch, giảm huyết áp, kiểm soát trọng lượng cơ thể và một số loại bệnh khác. Giống như chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục mang lại sức khỏe tốt, xây dựng hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.
Bình luận của bạn