- Chuyên đề:
- Rối loạn nhịp tim
Trẻ từ 1 - 2 tuổi nhịp tim bình thường là 80-130 nhịp/phút
Những biện pháp điều trị nhịp tim nhanh có thể áp dụng tại nhà
Những điều quan trọng bạn cần biết về nhịp tim
Nhịp tim nhanh bất thường ở trẻ có nguy hiểm không?
Những điều cha mẹ cần biết khi trẻ bị rối loạn nhịp tim
Nhịp tim bình thường ở trẻ
Theo Cơ quan y tế quốc gia Vương quốc Anh, dưới đây là tiêu chuẩn nhịp tim lý tưởng của trẻ theo từng lứa tuổi:
+ Trẻ sơ sinh: 120 - 160 nhịp/phút;
+ Trẻ từ 1 - 12 tháng: 80 - 140 nhịp/phút;
+ Trẻ từ 1 - 2 tuổi: 80 - 130 nhịp/phút;
+ Trẻ từ 2 - 6 tuổi: 75 - 120 nhịp/phút;
+ Trẻ từ 7 - 12 tuổi: 75 - 110 nhịp/phút.
+ Từ 18 tuổi trở lên: 60 - 100 nhịp/phút.
Nhịp tim của trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố, chẳng hạn như: Mức độ hoạt động thể chất vào thời điểm đó; Tình trạng sức khỏe; Nhiệt độ môi trường xung quanh; Tư thế (đứng, ngồi, nằm); Trạng thái tinh thần hoặc cảm xúc (như sự phấn khích, giận dữ, sợ hãi, lo lắng, và các yếu tố khác đều có thể làm tăng nhịp tim); Ảnh hưởng của một số loại thuốc…
Nếu trẻ xuất hiện tình trạng tim đập nhanh hay rối loạn cần đưa trẻ đi khám
Thế nào là nhịp tim không đều ở trẻ?
- Nhịp tim không đều: Tim đập thất thường, thay đổi theo nhịp thở, lúc quá nhanh, lúc quá chậm.
- Tim đập quá nhanh: Khi nhịp tim của trẻ nhỏ thay đổi theo độ tuổi như sau thì được cho là tim đập quá nhanh :
+ Nếu trẻ sơ sinh nhịp tim vượt quá 200 lần/phút;
+ Trẻ dưới 1 tuổi vượt quá 160 lần/phút;
+ Trẻ từ 1 - 2 tuổi vượt quá 140 lần/phút;
+ Trẻ từ 2 - 6 tuổi vượt quá 130 lần/phút;
+ Trẻ từ 7 - 12 tuổi vượt quá 120 lần/phút.
Tim đập quá nhanh ở trẻ thường gặp ở những trường hợp như vận động, căng thẳng, gào khóc, phát nhiệt, thiếu máu, chảy máu, bị sốc, viêm cơ tim. Những trường hợp khác cũng xảy ra nếu cơ năng sinh lý của tuyến giáp trạng quá mức bình thường và dùng những loại dược phẩm như Atropin, Ephedrin...
- Chứng tổng hợp Sick Sinus: Trẻ nhỏ mắc chứng này thường do các bệnh như viêm cơ tim, bệnh cơ tim, bệnh tim bẩm sinh gây ra. Đặc điểm lâm sàng là tim đập quá chậm, nhịp tim gia tăng không theo sự vận động, gào khóc hay phát nhiệt. Ngoài tim đập quá chậm, còn có thể xuất hiện hiện tượng tim đập quá nhanh, cho nên cũng gọi là Chứng tổng hợp tim đập quá chậm - tim đập quá nhanh hay "triệu chứng tổng hợp nhanh - chậm".
Ở người trưởng thành, nhịp tim dao động khoảng 60 đến 100 nhịp trong một phút, còn ở trẻ nhỏ nhịp tim nhanh hơn. Khi trẻ hoạt động, vận động với cường độ cao, tim có thể đập đến 220 lần/mỗi phút. Nhưng nếu sau vận động chừng 6 phút, nhịp tim không trở về bình thường, kèm theo biểu hiện như hồi hộp, đau tức ngực, khó thở thì bạn nên đưa con đến gặp bác sỹ, vì đó có thể là dấu hiệu của rối loạn nhịp tim nhanh.
Cách đo nhịp tim cho trẻ:
Đo với máy đo nhịp tim: Tìm một nơi yên tĩnh để trẻ ngồi hoặc nằm thoải mái. Nếu như trẻ vừa vận động như chạy, nhảy, khóc, la hét, bạn nên chờ ít nhất 5 phút, chờ cho trái tim của trẻ quay về nhịp đập bình thường mới tiến hành đo.
Đếm nhịp bằng tay: Đo nhịp tim của trẻ theo cách đơn giản nhất với chiếc đồng hồ bấm giờ (hiển thị cụ thể phút giây). Cách đo như sau: Đặt nhẹ nhàng 2 ngón tay (ngón trỏ và ngón áp trỏ) vào mạch cổ hoặc cổ tay hay nách và đếm nhịp đập trong vòng 30 giây và nhân đôi kết quả để có được số nhịp đập trong mỗi phút.
Nếu trẻ xuất hiện tình trạng tim đập nhanh lên trên mức bình thường, bạn nên gọi cho bác sỹ để xin ý kiến, sau đó đưa trẻ đến bệnh viện chuyên khoa tim mạch thăm khám.
Ngọc Hoa H+ (Tổng hợp)
Hiện nay, các nhà khoa học đã không ngừng nghiên cứu và tìm ra một số thảo dược giúp làm ổn định nhịp tim an toàn, hiệu quả, trong đó điển hình là Khổ sâm. Nghiên cứu tại Đại học Cáp Nhĩ Tân, Trung Quốc đã chứng minh các hoạt chất sinh học có trong loại thảo dược này có tác dụng thư giãn mạch máu, ức chế trực tiếp cơ tim, nhờ đó giúp ổn định nhịp tim tương tự như các thuốc chẹn beta giao cảm (nhóm thuốc chính trong điều trị rối loạn nhịp tim) mà không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào.
Bình luận của bạn