Mật ong có nhiều công dụng, nhưng cũng có nhiều lầm tưởng phổ biến đi kèm
Thực đơn tuần: Thử làm cánh gà sốt mật ong, nem tai thính đãi cả nhà!
Đổi vị cuối tuần với món gà nướng tương hoisin và mật ong
Mật ong kết tinh còn dùng được không?
8 loại mật ong đắt nhất thế giới
1. Mật ong thô tốt cho sức khoẻ hơn mật ong thường
Mật ong thô, thường được tìm thấy tại các chợ nông sản, trại nuôi ong địa phương và cửa hàng thực phẩm tự nhiên, là sản phẩm chưa qua xử lý nhiệt và lọc. Mặc dù nhiều người tin rằng mật ong thô mang lại nhiều lợi ích sức khỏe hơn so với mật ong thông thường, nhưng các bằng chứng khoa học hiện tại vẫn còn hạn chế. Một số nghiên cứu nhỏ cho thấy mật ong thô có thể giúp kiểm soát đường huyết và cholesterol, tuy nhiên, cần thêm nhiều nghiên cứu quy mô lớn hơn để xác nhận những kết quả này.
Theo chuyên gia dinh dưỡng Julie Stefanski, người phát ngôn của Viện Dinh dưỡng và Ăn kiêng (Mỹ), mật ong thô chứa nhiều chất tự nhiên như nấm men, phấn hoa và chất chống oxy hóa nhưng hiện tại vẫn chưa có đủ bằng chứng để khẳng định rằng những chất này mang lại lợi ích sức khỏe đáng kể. Đặc biệt, lượng chất chống oxy hóa trong mật ong thường thấp hơn so với nhiều loại rau xanh khác. Chính vì vậy mật ong thô không thể thay thế hoàn toàn rau xanh nếu bạn muốn bổ sung các chất này.
2. Thêm mật ong vào trà sẽ giải phóng độc tố?
Một quan niệm sai lầm phổ biến trên mạng xã hội cho rằng việc pha mật ong với nước nóng hoặc đun nóng mật ong ở nhiệt độ cao sẽ giải phóng các chất độc hại. Quan niệm này, mặc dù có nguồn gốc từ y học Ayurvedic, vẫn chưa được chứng minh bằng các nghiên cứu khoa học hiện đại.
Theo GSTS. Donald W. Schaffner, Chủ nhiệm khoa Khoa học Thực phẩm tại Đại học Rutgers (Mỹ) đã khẳng định, chưa có trường hợp nào ghi nhận về ngộ độc do sử dụng mật ong ở nhiệt độ cao. Ông cũng nhấn mạnh rằng nếu mật ong thực sự chứa độc tố, nó sẽ bị cấm lưu hành trên thị trường.

Ngoài những ứng dụng trong chế biến thực phẩm, mật ong còn giúp làm đẹp và hỗ trợ điều trị một số loại bệnh.
3. Không được dùng thìa kim loại để khuấy mật ong
Quan niệm cho rằng sử dụng thìa kim loại sẽ làm hỏng mật ong là một hiểu lầm phổ biến. Thực tế, chỉ một số kim loại quý hiếm như bạc và bạch kim mới có thể gây ảnh hưởng đến các thành phần kháng khuẩn trong mật ong. Tuy nhiên, việc này thường không xảy ra trong quá trình sử dụng hàng ngày. Do đó, bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng thìa kim loại để khuấy mật ong mà không cần phải đầu tư vào thìa gỗ chuyên dụng.
4. Mật ong sẽ giúp chữa khỏi chứng dị ứng
Khả năng của mật ong trong việc cải thiện dị ứng vẫn đang được các nhà khoa học nghiên cứu. Mặc dù có một số báo cáo tích cực, nhưng vẫn cần nhiều bằng chứng khoa học hơn để khẳng định hiệu quả này. Việc chỉ dựa vào mật ong để phòng ngừa dị ứng theo mùa là không đủ. Ngoài ra, theo GSTS. Stefanski, nguồn gốc địa lý của mật ong cũng đóng vai trò quan trọng. Mật ong chỉ thực sự có hiệu quả khi được sản xuất trong cùng một khu vực với người sử dụng.
5. Mật ong có thể chữa lành vết thương
Mật ong từ lâu đã được biết đến với đặc tính kháng khuẩn tự nhiên. Thậm chí, trên thị trường hiện nay đã xuất hiện các sản phẩm kem bôi vết thương có thành phần chính là mật ong y tế, được chế biến đặc biệt để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi tiếp xúc trực tiếp với da tổn thương. Qua các nghiên cứu, người ta đã chứng minh được khả năng hỗ trợ điều trị vết bỏng của mật ong y tế. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không phải loại mật ong nào cũng có thể thay thế các loại thuốc kháng khuẩn thông thường. Mật ong y tế được sản xuất theo quy trình nghiêm ngặt, khác biệt hoàn toàn so với mật ong dùng để chế biến thực phẩm.
6. Mật ong tốt cho sức khoẻ hơn đường
Nhiều công thức nấu ăn lành mạnh hiện nay thường khuyến khích nên thay thế đường ăn bằng mật ong. Mặc dù mật ong được cho là một lựa chọn tốt hơn so với các chất tạo ngọt nhân tạo nhưng về bản chất dinh dưỡng, nó không hẳn là một sự lựa chọn ưu việt hơn cho sức khỏe.
Cũng theo GSTS. Stefanski, bất kể chất tạo ngọt có nguồn gốc tự nhiên như mật ong, đường trái cây hay chất tạo ngọt tinh chế như đường ăn, siro ngô, tất cả đều là carbohydrate. Cơ thể con người sẽ chuyển hóa mọi loại carbohydrate thành đường glucose trong máu, sau đó lưu trữ hoặc sử dụng chúng để cung cấp năng lượng.
Bình luận của bạn