Mẹ bầu cần bổ sung nhiều magne hơn bình thường.
Magne giúp làm giảm lo âu bằng cách nào?
Điều gì sẽ xảy ra khi bạn bị tăng magne máu?
Công dụng của magne với sức khỏe phụ nữ
6 lợi ích sức khỏe khi bổ sung magne oxide
Hiện chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy việc bổ sung magne hằng ngày mang lại lợi ích rõ rệt cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định nhu cầu về magne của cơ thể phụ nữ tăng lên trong suốt thai kỳ và chế độ ăn thông thường có thể không đáp ứng đủ.
Theo khuyến nghị, phụ nữ mang thai cần tiêu thụ khoảng 350–400mg magne mỗi ngày, cao hơn khoảng 10% so với nhu cầu của người bình thường (300–310 mg/ngày). Dù vậy, một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Dinh dưỡng (Nutrients) năm 2021 cho thấy có đến 80% phụ nữ mang thai chỉ tiêu thụ dưới 300mg magne/ngày.
Nguyên nhân có thể đến từ tình trạng ốm nghén hoặc chế độ ăn thiếu cân bằng trong thai kỳ. Việc thiếu magne có thể dẫn đến chuột rút cơ, mệt mỏi và rối loạn tâm trạng gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
Trong trường hợp này, thực phẩm giàu magne hoặc các sản phẩm TPBS magne có thể giúp cải thiện tình trạng. Các chuyên gia cho rằng bổ sung magne có thể an toàn trong thai kỳ nếu dùng đúng liều lượng khuyến cáo và gợi ý từ các bác sĩ.
Lợi ích của magne trong thời kỳ mang thai

Mẹ bầu nên bổ sung magne thông qua các loại TPBS giúp cải thiện sức khoẻ của cả mẹ và bé.
Hạn chế nguy cơ tiền sản giật
Tiền sản giật là một biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ, thường liên quan đến huyết áp cao. Các nghiên cứu cho thấy bổ sung magne có thể giúp giảm nguy cơ phát triển tình trạng này, góp phần bảo vệ sức khỏe thai phụ và thai nhi.
Giảm chuột rút và đau bụng
Tình trạng chuột rút ở chân đặc biệt vào ban đêm là triệu chứng phổ biến khi mang thai. Một số bằng chứng cho thấy việc bổ sung magne giúp làm giảm triệu chứng khó chịu này. Ngoài ra, sử dụng 200 mg magne mỗi ngày ngay khi xuất hiện cơn đau bụng cũng có thể giúp giảm đau hiệu quả.
Giảm nguy cơ bại não ở trẻ sinh non
Ở những phụ nữ có nguy cơ sinh non, việc sử dụng magne sulfat đã được chứng minh là có thể làm giảm nguy cơ trẻ sinh ra mắc bại não gây ảnh hưởng đến khả năng vận động và tư thế.
Cải thiện giấc ngủ và giảm mệt mỏi
Mất ngủ là vấn đề phổ biến trong thai kỳ. Theo một số chuyên gia, magne có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, đồng thời giảm cảm giác mệt mỏi vào ban ngày giúp mẹ bầu duy trì năng lượng và tinh thần tích cực.
Tác động tích cực đến tâm trạng
Thiếu hụt magne có thể liên quan đến nguy cơ trầm cảm sau sinh. Một số nghiên cứu ghi nhận rằng việc bổ sung magne trong thai kỳ có thể giúp giảm các triệu chứng trầm cảm, hỗ trợ sức khỏe tinh thần cho phụ nữ mang thai.
Khởi đầu thuận lợi cho trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh của các bà mẹ được bổ sung đầy đủ magne có xu hướng có điểm APGAR cao hơn (thước đo sức khỏe được đánh giá ngay sau sinh). Những trẻ này cũng ít có khả năng phải nhập viện điều trị tại khoa hồi sức sơ sinh.
Mẹ bầu nên dùng loại magne nào?

Một số thực phẩm tự nhiên giàu magne.
Magne Sulfat (MgSO4)
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, nên sử dụng MgSO4 để phòng và điều trị triệu chứng nghiêm trọng của tiền sản giật. Trong các trường hợp tiền sản giật hoặc sản giật, thai phụ sẽ được tiêm tĩnh mạch và theo dõi bởi nhân viên y tế. Dạng uống có thể giúp giảm táo bón khi mang thai, nhưng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Ngoài ra, magne sulfat còn có trong muối Epsom, có thể dùng để tắm giúp giảm căng cơ và chuột rút.
Magne Citrate
Magne citrate là dạng bổ sung magne phổ biến. Theo một số nghiên cứu trước đây, 360 mg magne citrate giúp giảm chuột rút chân ở phụ nữ mang thai thiếu magne. Uống magne citrate hằng ngày còn có thể giảm nguy cơ nhập viện do chuyển dạ sớm. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng lâu dài.
Magne Oxide
Magne oxide có thể là lựa chọn hiệu quả và an toàn (liều đến 400 mg) để điều trị đau nửa đầu ở phụ nữ mang thai, nhưng có thể làm chậm quá trình sản xuất sữa mẹ.
Magne Bisglycinate
Magne bisglycinate có thể giúp giảm chuột rút ở chân khi mang thai.
Một số tác dụng phụ khi sử dụng TPBS magne
- Mất nước
- Đổ mồ hôi
- Đau đầu
- Nôn mửa
- Giảm thị lực
- Yếu cơ
Ngoài ra, magne còn có thể khiến dạ dày khó chịu, làm trầm trọng hơn tình trạng buồn nôn, nôn khi mang thai và cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ sắt, kẽm của cơ thể. Để đảm bảo an toàn, mẹ bầu nên tham khảo kỹ hơn ý kiến từ các bác sĩ trước khi bổ sung magne nhằm tránh có những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe bản thân và thai nhi.
Bình luận của bạn