Lợi – hại của dầu cám gạo

Dầu cám gạo chứa các chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tim mạch

Trẻ uống dầu gan cá, già tránh bệnh tim mạch

Tác dụng kỳ diệu của dầu olive với sức khỏe con người

Miranda Kerr chăm sóc da bằng dầu dừa và yoga

Ăn cơm gạo trắng tốt hơn

Dầu cám gạo là gì?

Dầu cám gạo lần đầu tiên được sản xuất tại New Zealand trong năm 2006. Đây là dầu được chiết xuất từ mầm gạo và cám (màng bọc bên ngoài hạt gạo). Mầm và cám là hai phần bổ dưỡng nhất và chứa nhiều dầu nhất trong hạt gạo.

Dầu cám gạo được sử dụng phổ biến trong ẩm thực Á Đông và phụ nữ Nhật Bản cũng dùng dầu cám gạo để dưỡng da mặt.

Dầu cám gạo được cho là lành mạnh, cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng nhưng cũng ẩn chứa các nguy cơ đối với sức khỏe.

Lợi ích của dầu cám gạo

- Chứa các chất béo với hàm lượng cân bằng: Trong khi dầu olive chứa nhiều chất béo bão hòa đơn, dầu hướng dương chứa nhiều chất béo bão hòa đa thì dầu cám gạo lại chứa cả hai loại này với hàm lượng tương đương nhau.

- Bảo vệ tim mạch: Dầu cám gạo chứa nhiều oryzanol – hợp chất chống oxy hóa có khả năng ngăn chặn sự hấp thu cholesterol trong cơ thể. Vì thế, dầu cám gạo giúp duy trì nồng độ cholestrol trong máu, bảo vệ tim mạch. Oryzanol còn giúp giảm các triệu chứng trong thời kỳ mãn kinh, giảm lo âu và các vấn đề về dạ dày.

- Bổ sung vitamin E cho cơ thể: Dầu cám gạo giàu tocotrienols – hợp chất tan trong chất béo và được chuyển đổi thành vitamin E trong cơ thể. Loại dầu này cũng chứa một lượng nhỏ chất tocopherol – một dạng vitamin E rất tốt cho cơ thể.

Dầu cám gạo được sử dụng phổ biến ở Ấn Độ

Dầu cám gạo còn có nhiều lợi ích khác như hỗ trợ điều trị đái tháo đường, béo phì, tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện chức năng gan.

Tác hại của dầu cám gạo

Dầu cám gạo có hai nhược điểm lớn, đó là:

- Chứa nhiều acid béo Omega-6 (acid linoleic) nhưng lại không chứa Omega-3 (alpha-linolenic acid). Bản thân Omega-6 và Omega-3 đều có lợi cho cơ thể nhưng việc tiêu thụ mất cân bằng 2 chất này sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng tác động lâu dài đến sức khỏe. Trong quá trình thoái biến, hai chất Omega-6 và Omega-3 đều sử dụng chung một số enzyme, vitamin (B3, B6, C, E) và các chất khoáng (magnesium, kẽm). Nếu Omega-6 quá nhiều, nó sẽ chiếm lấy hết các enzyme và vitamin cần thiết khiến Omega-3 không được và bị đào thải. Tỷ lệ tiêu thụ lý tưởng nhất của hai chất này là 1:1

- Dầu cám gạo không được chế biến bằng phương pháp ép lạnh, tức là đã bị tác động bởi nhiệt hoặc hóa chất nên không thể giữ nguyên được các giá trị dinh dưỡng như các loại dầu được ép lạnh (olive, dầu dừa, dầu cọ…).

Omega-3 có tác dụng kháng viêm, phòng bệnh tim mạch, trong khi đó, Omega-6 là nguyên nhân gây viêm có thể dẫn đến hội chứng chuyển hóa, đái tháo đường, viêm khớp, Alzheimer, thậm chí là ung thư. Phần lớn dầu thực vật có chứa nhiều Omega-6, trừ bơ, dầu dừa, dầu cọ và dầu olive.
Kim Chi H+ (Theo HMU)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng