Những yếu tố gây tăng huyết áp vào buổi sáng

Những yếu tố gây ra tình trạng tăng huyết áp vào buổi sáng.

Mối liên hệ giữa tăng huyết áp và bệnh Alzheimer

Bệnh mạch vành kèm tăng huyết áp: Dùng thuốc có giúp giảm khó thở?

Các chất bổ sung mà người bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường nên tránh

Yếu tố nguy cơ làm tăng huyết áp và cách cải thiện từ thảo dược

Ngưng thở khi ngủ

Theo Livestrong, ngưng thở khi ngủ là một tình trạng bệnh lý đặc trưng bởi chứng ngáy to và ngừng thở trong đêm. Các nhà nghiên cứu tại Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins đã tiến hành một nghiên cứu và phát hiện ra mối liên hệ giữa chứng ngưng thở khi ngủ và tình trạng tăng huyết áp.

Kết quả của nghiên cứu, được công bố trên tạp chí Tạp chí Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ, chỉ ra rằng những người có số lần ngừng thở nhiều nhất khi ngủ có nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao gấp đôi bình thường.

Thuốc

Một số loại thuốc có tác dụng phụ gây tăng huyết áp tạm thời, điển hình là các loại thuốc chứa corticosteroid điều trị hen suyễn, bệnh tự miễn, các vấn đề về da và dị ứng nghiêm trọng. Thuốc thông mũi, đặc biệt là những loại có chứa pseudoephedrine, cũng có thể có tác dụng không mong muốn là tăng huyết áp tạm thời. Nếu dùng những thuốc này buổi sáng, huyết áp có thể tăng vào đầu ngày, giảm dần vào buổi tối.

Lịch làm việc thất thường

Lịch làm việc của một người cũng có thể ảnh hưởng đến mức huyết áp vào buổi sáng. Một nghiên cứu tại Bệnh viện Brigham and Women's và Đại học Harvard thực hiện đã xác thực điều này. Theo đó, ngoài việc tăng nguy cơ phát triển bệnh tiền tiểu đường, giảm độ nhạy insulin và khả năng dung nạp glucose, người làm việc theo ca thất thường còn bị tăng huyết áp vào ban ngày. Kết quả của nghiên cứu này đã được công bố trên ấn bản trực tuyến Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ (PNAS).

Tăng huyết áp không kiểm soát

Huyết áp cao có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, đau tim, bệnh thận và các tình trạng bệnh lý nghiêm trọng khác. Nếu dùng thuốc huyết áp ban đêm, thuốc hết tác dụng vào buổi sáng, dẫn đến tăng chỉ số. Khi tình trạng huyết áp không được kiểm soát kịp thời, chỉ số buổi sáng cũng có thể cao bất thường.

Khối u tuyến thượng thận

Tuyến thượng thận sản xuất một số hormone ảnh hưởng đến nhịp tim, lưu lượng máu và huyết áp. Epinephrine gây tăng nhịp tim, thư giãn các cơ trơn của cơ thể. Norepinephrine không có tác dụng nhiều đến nhịp tim và cơ trơn nhưng lại làm tăng huyết áp. Khối u tuyến thượng thận có thể thúc đẩy sản xuất quá nhiều các hormone này, dẫn đến huyết áp cao. Vào buổi sáng, khi nồng độ norepinephrine tăng, huyết áp cũng tăng theo.

Sử dụng thuốc lá và caffeine

Sử dụng nhiều thuốc lá và caffeine cũng đóng vai trò làm tăng huyết áp. Hút thuốc lá là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây ra huyết áp cao, vì nicotine trong các sản phẩm thuốc lá khiến các mạch máu co lại. Điều này buộc tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu, làm tăng huyết áp. Viện Hàn lâm Bác sĩ Gia đình Mỹ khuyến cáo nên ngừng sử dụng thuốc lá để giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp.

Trong khi Caffeine cũng có thể gây ra tình trạng tăng huyết áp tạm thời, nghĩa là một tách cà phê buổi sáng có thể làm tăng mức huyết áp buổi sáng. Nguy cơ này dường như cao hơn ở những người đã bị tăng huyết áp và những người không uống caffeine thường xuyên. Giảm lượng caffeine nạp vào có thể ngăn ngừa tình trạng tăng huyết áp tạm thời vào buổi sáng.

 
Hiệp Nguyễn (Theo Livestrong)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch