- Chuyên đề:
- Tăng huyết áp
- Đái tháo đường
Nên tránh những chất bổ sung nào khi bị tăng huyết áp hoặc đái tháo đường?
Yếu tố nguy cơ làm tăng huyết áp và cách cải thiện từ thảo dược
Tại sao tăng huyết áp có thể gây suy tim?
Ăn trái cây khô đúng cách có thể giúp giảm nguy cơ mắc đái tháo đường
Đường huyết 12mmol/L, tê tay chân lâu ngày chữa thế nào?
Thực phẩm bổ sung chứa nhiều natri
Những thực phẩm bổ sung này gồm các sản phẩm như sodium bicarbonate, salt pill và các chất bổ sung khác được thiết kế để tăng lượng natri trong cơ thể. Bổ sung nhiều natri là một yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp. Natri góp phần giữ nước trong cơ thể, làm tăng lượng máu và do đó làm tăng huyết áp. Đối với những người bị tăng huyết áp, thừa natri có thể làm tình trạng bệnh xấu hơn, khiến việc kiểm soát bệnh tăng huyết áp trở nên khó khăn hơn. Hơn nữa, nồng độ natri cao cũng khiến việc kiểm soát bệnh đái tháo đường thêm khó.
Vitamin E
Vitamin E có vai trò như một chất chống oxy hóa, bảo vệ tế bào và hỗ trợ hệ miễn dịch. Vitamin E thường có trong các loại thực phẩm bổ sung và thực phẩm tăng cường. Vitamin E sẽ có lợi khi được sử dụng ở mức độ vừa phải, bổ sung liều cao có thể gây ra tác dụng phụ.
Vitamin E có thể làm rối loạn việc điều chỉnh huyết áp và tăng nguy cơ chảy máu, đặc biệt đối với những người đang dùng thuốc chống đông máu (loại thuốc thường được kê đơn để điều trị tăng huyết áp). Vì vậy, người bệnh tăng huyết áp nên tránh dùng vitamin E liều cao trừ khi được bác sĩ chỉ định.
Kali
Thực phẩm bổ sung kali thường có trong vitamin tổng hợp hoặc được kê đơn. Bệnh nhân đái tháo đường và tăng huyết áp, đặc biệt là những người đang dùng thuốc ức chế men chuyển ACE hoặc một số loại thuốc lợi tiểu, nên tránh bổ sung kali trừ khi có chỉ định của bác sĩ vì thừa kali ảnh hưởng xấu đến nhịp tim.
Thay vì bổ sung kali dạng sản phẩm, bạn nên ưu tiên cung cấp từ các thực phẩm tự nhiên như rau bina, khoai lang, dưa đỏ, chuối và quả bơ. Chế độ ăn giàu kali không chỉ giúp điều chỉnh huyết áp mà còn có thể giảm nguy cơ đột quỵ. Hơn nữa, những thực phẩm này thường chứa ít natri và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác.
Thực phẩm bổ sung có chứa caffeine
Các thực phẩm bổ sung chứa caffeine gồm nước tăng lực, đồ uống trước khi tập luyện và thuốc caffeine (được thiết kế để tăng năng lượng và sự tỉnh táo). Caffeine là một chất kích thích có thể làm tăng huyết áp và ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa glucose. Cụ thể, caffeine có khả năng khiến huyết áp tăng đột ngột và làm rối loạn lượng đường trong máu.
Như vậy, trước khi bắt đầu sử dụng bất kỳ loại chất bổ sung nào, người mắc các bệnh mạn tính như tăng huyết áp và đái tháo đường nên tham khảo ý kiến của chuyên gia hoặc bác sĩ để giúp kiểm soát bệnh hiệu quả và ngăn ngừa các biến chứng do bổ sung không đúng cách.
Bình luận của bạn