Những sai lầm trong việc giữ ấm cơ thể vào mùa Đông

Khí hậu khô và lạnh giá vào mùa đông gây ra rất nhiều vấn đề sức khỏe như ho, cảm lạnh, viêm phổi,...

5 thức uống giúp bạn giữ ấm cơ thể trong ngày trời lạnh

Một số loại gia vị giữ ấm cơ thể trong những ngày Đông lạnh

4 cách giữ ấm cho cơ thể khi ra ngoài trời lạnh

9 điều nên làm để tránh bị ốm trong mùa Đông

1. Mặc quần áo quá dày và ít lớp

Nhiều người cho rằng mặc quần áo càng dày, chất liệu bông sẽ giúp cơ thể ấm hơn. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyên chúng ta không nên mặc đồ dày mà nên chọn quần áo mỏng, nhiều lớp. Các lớp quần áo sẽ giúp gió lạnh không thể luồn vào cơ thể.

Với trẻ em, việc mặc quần áo nhiều lớp còn có tác dụng dễ cởi khi bé toát mồ hôi do chơi đùa hoặc nằm ngủ. Do đó, các chuyên gia y tế khuyên bạn nên mặc 3 lớp quần áo để giữ ấm trong thời tiết giá rét. Trong đó, lớp trong cùng nên chọn chất liệu polyester, lụa hoặc vải có khả năng thấm hút mồ hôi. Đặc biệt, bạn không nên sử dụng áo sơ mi cotton mặc lớp trong cùng, nó sẽ hút ẩm tốt nhưng không bay hơi.

Mặc nhiều lớp áo mỏng có thể giúp bạn không bị lạnh.

Mặc nhiều lớp áo mỏng có thể giúp bạn không bị lạnh.

Lớp giữa có tác dụng cách nhiệt, giữ ấm. Bạn nên mặc áo len, nỉ, lông cừu, dạ. Quần áo của lớp giữa nên chọn vừa vặn, không nên quá bó sát.

Lớp quần áo bên ngoài không dùng để giữ ấm mà cản gió, mưa. Nếu trời không gió, mưa, chiếc áo khoác bằng len lông cừu, xù là lựa chọn tuyệt vời. Nếu trời mưa, gió, bạn nên chọn quần áo có chất liệu Gore-Tex, Sympatex. Lý tưởng nhất cho lớp ngoài là vật liệu có lỗ thông để mồ hôi nách, cổ, gáy dễ bay hơi, thoáng khí.

2. Tắm nước quá nóng

Tắm nước quá nóng vào mùa đông chỉ có thể giúp giữ ấm cơ thể trong khoảng thời gian ngắn. Nếu cơ thể chưa kịp điều hòa nhiệt độ với cái lạnh đột ngột bên ngoài thì rất dễ nhiễm lạnh.

Tốt nhất, bạn chỉ nên tắm nước vừa phải, không lạnh quá hay nóng quá và mặc ấm trước khi ra ngoài phòng tắm. Ngoài ra, đừng quên thoa kem dưỡng ẩm sau mỗi lần tắm, khi da vẫn còn hơi ướt để giúp giữ độ ẩm nguyên vẹn cho da.

3. Đóng kín cửa và bật máy sưởi

Vào mùa đông, chúng ta thường đóng kín cửa để giữ ấm, tránh gió lùa từ bên ngoài vào. Tuy nhiên nếu đóng kín cửa trong thời gian dài, không khí bên trong không được lưu thông, phòng ngột ngạt, thiếu oxy, lượng vi khuẩn tăng lên cũng ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của người già.

Ngoài ra, sử dụng máy sưởi cũng có thể gây cảm giác bí, khó thở, ảnh hưởng lưu thông khí oxy trong phòng. Nếu để nhiệt độ phòng quá ấm, khi bạn ra ngoài trời lạnh, cơ thể khó thích ứng. Điều này làm tăng nguy cơ tê buốt, máu khó lưu thông, thậm chí gây hạ thân nhiệt, đột quỵ.

4. Uống rượu để giữ ấm cơ thể

Khi uống rượu, chất etanol (hay ancol etylic) trong rượu có tác dụng làm giãn mạch ngoại vi, tăng tưới máu đến da và cơ, khiến chúng ta cảm giác thấy nóng hơn nhưng không làm tăng thân nhiệt. Cảm giác này càng rõ ràng hơn trong thời tiết lạnh. Bên cạnh đó, khi uống rượu, hệ thần kinh bị kích thích gây cảm giác hưng phấn có thể làm người ta quên đi cảm giác lạnh.

Uống bia, rượu trong mùa Đông gây ra tình trạng Ấm giả - Lạnh thật.

Uống bia, rượu trong mùa Đông gây ra tình trạng "Ấm giả - Lạnh thật".

Tuy nhiên, cảm giác ấm, nóng đó chỉ là nhất thời, không lâu dài, không làm tăng nhiệt độ cơ thể. Do đó, quan niệm uống rượu giúp chống lại giá lạnh là hoàn toàn sai lầm.

5. Ăn thức ăn cay nóng

Giống như uống rượu, thói quen ăn thức ăn cay nóng không có lợi cho cơ thể vào mùa đông. Chúng làm cơ thể nóng lên nhưng chỉ trong khoảng thời gian nhất định. Ăn quá nhiều đồ ăn cay nóng sẽ ảnh hưởng tới cổ họng và dạ dày.

6. Không giữ ấm những bộ phận quan trọng

Con người thường mất khoảng 30% nhiệt lượng ở vùng đầu, tuy nhiên đây lại là phần ít được chú ý giữ ấm nhất.

Trong đó, tai với cấu trúc sụn, ít mô mỡ cách nhiệt nên thường bị lạnh nhanh hơn các bộ phận khác. Tai bị lạnh có thể gây đau, chóng mặt, ù tai, thậm chí một số trường hợp bị mất thính lực do tiếp xúc với không khí quá lạnh trong thời gian dài.

Cổ và gáy cũng là những bộ phận dễ bị gió lạnh xâm nhập và cần giữ ấm mùa lạnh. Khu vực này chứa nhiều mạch máu, không khí lạnh sẽ làm mạch máu co lại, gồm cả các mạch máu của đường hô hấp. Hậu quả là ít tế bào bạch cầu được sản sinh để chống vi khuẩn và virus, tăng khả năng nhiễm bệnh.

Mũi cũng là bộ phận dễ bị tấn công. Không khí khô hơn làm suy yếu khả năng chống lại virus của hệ miễn dịch. Nhiệt độ thấp sẽ làm cho các lớp tế bào biểu mô vốn đã rất nhạy cảm, nay dễ bị khô bề mặt, tổn thương, tạo kẽ hở cho virus và vi khuẩn xâm nhập.

 
Việt An (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp