- Chuyên đề:
- Tai biến mạch máu não
Chủ động thay đổi lối sống, chế độ ăn giúp giảm nguy cơ đột quỵ
Bí quyết thoát liệt nửa người sau tai biến của cụ ông U80
Tầm soát đột quỵ - giải pháp ngăn ngừa tai biến sớm
Chớ chủ quan với tai biến mạch máu não nhẹ
Tái phát tai biến mạch máu não - Nguy cơ và cách phòng ngừa
Lười vận động
Theo BS Arthur Wang – Chủ nhiệm khoa Giải phẫu thần kinh và can thiệp động mạch, Trường Đại học Y Tulane (Mỹ), một trong những yếu tố nguy cơ gây đột quỵ não (tai biến mạch máu não) có thể thay đổi được là lối sống thụ động. Để phòng ngừa đột quỵ, bạn nên tránh dành quá nhiều thời gian trong ngày để nằm, ngồi một chỗ.
Tập thể dục đều đặn giúp ngăn ngừa cục máu đông, giảm nguy cơ hình thành mảng xơ vữa động mạch. BS Wang khuyến cáo, tần suất tập thể dục phù hợp là 5 lần/tuần, mỗi buổi tối thiểu 30 phút với bài tập cường độ trung bình. Bất cứ hình thức vận động nào, từ đi bộ, chạy bộ, đạp xe hay làm vườn đều đem lại lợi ích với sức khỏe.
Không kiểm soát huyết áp
BS Anthony Kim – Trung tâm Đột quỵ San Francisco nhận định, tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ có ảnh hưởng lớn nhất tới đột quỵ. Nếu kiểm soát bệnh tăng huyết áp, số ca đột quỵ tại nước Mỹ có thể giảm đi 60%. Đây cũng là "kẻ giết người thầm lặng" vì bệnh tăng huyết áp không có triệu chứng rõ rệt. Người bệnh cần đo huyết áp đều đặn và tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Không khám bệnh định kỳ
Cũng theo BS Wang, nhiều yếu tố nguy cơ gây đột quỵ khác cũng không gây ra triệu chứng thực thể, mà chỉ có thể phát hiện khi khám bệnh định kỳ. Tăng huyết áp, chỉ số cholesterol hay mỡ máu cao là 2 ví dụ điển hình. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo khám bệnh định kỳ để kiểm tra các chỉ số trên, cũng như đường huyết, cân nặng. Người có tiền sử đột quỵ, trong gia đình từng có người bị tai biến cũng cần trao đổi kỹ càng với bác sĩ.
Hút thuốc
Thói quen hút thuốc lá là việc đầu tiên bạn nên bỏ để đột quỵ không "ghé thăm" trong tương lai. Hút thuốc khiến mạch máu hẹp dần theo thời gian, cản trở lưu thông máu tới não, làm tăng nguy cơ đột quỵ và các bệnh lý tim mạch khác.
Lạm dụng đồ uống có cồn
Sử dụng đồ uống có cồn quá mức liên quan tới một số dạng ung thư, bệnh về gan và cả nguy cơ đột quỵ. Trong trường hợp bắt buộc phải uống rượu bia, Bộ Y tế cũng khuyến cáo không nên sử dụng quá 2 đơn vị rượu mỗi ngày đối với nam giới trưởng thành, không quá 1 đơn vị rượu mỗi ngày đối với nữ giới trưởng thành. Mỗi đơn vị rượu có thể quy đổi tương đương 30ml rượu mạnh hoặc 330ml bia.
Ăn uống không kiểm soát
Chế độ ăn uống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát đột quỵ. Bạn nên hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, đường và muối. 3 nhóm thực phẩm này kéo theo nguy cơ tăng huyết áp và các bệnh lý tim mạch dẫn tới đột quỵ.
Sơ cứu đột quỵ không đúng cách
Đột quỵ có tỷ lệ tử vong và nguy cơ để lại di chứng cao, nhưng không phải ai cũng biết cách nhận diện và sơ cứu đột quỵ đúng. Bỏ lỡ "thời gian vàng" cấp cứu đột quỵ (khoảng 3-4,5 giờ đầu kể từ khi khởi phát) dễ khiến người bệnh gặp di chứng liệt vận động, rối loạn ngôn ngữ, tiên lượng xấu.
3 dấu hiệu nhận biết đột quỵ gồm: Mặt có dấu hiệu khác thường (méo miệng, xệ một bên mặt); Tay chân yếu; Nói chuyện khó. Khi đó, cần lập tức gọi cấp cứu ngay không trì hoãn. Trong lúc chờ cấp cứu, không cho bệnh nhân ăn uống hay dùng bất kỳ loại thuốc nào; Không áp dụng các phương pháp dân gian như cạo gió, chích máu đầu ngón tay…
Bình luận của bạn