Nhìn bàn tay đoán sức khỏe

Bề ngoài của bàn tay nói lên nhiều điều về sức khỏe

Podcast: Tay chân đổ nhiều mồ hôi khi trời lạnh phải làm sao?

Viêm khớp vảy nến ảnh hưởng tới bàn tay ra sao?

Bàn tay gió thổi: Biến chứng nặng nề do viêm khớp dạng thấp

Ngứa lòng bàn tay do đâu?

Lòng bàn tay đỏ hồng

Lòng bàn tay có màu đỏ hồng có thể do những nguyên nhân vô hại như mãn kinh, lo âu, hoặc do lão hóa hoặc tuần hoàn máu kém. Tuy nhiên, đây cũng có thể là biểu hiện của bệnh eczema hoặc vảy nến. Hiếm gặp hơn là tình trạng ban đỏ lòng bàn tay do yếu tố di truyền hoặc các bệnh về gan, ung thư. Những vùng màu đỏ trong lòng bàn tay có thể lan tới đầu ngón tay, nền móng tay và thậm chí là lòng bàn chân.

Không có phương pháp điều trị cụ thể nào cho tình trạng lòng bàn tay đỏ nhưng bạn nên thăm khám để tìm ra nguyên nhân chính xác. Hàng ngày, nên sử dụng kem dưỡng da tay không mùi và đeo găng tay khi rửa bát, giặt quần áo.

Sưng đốt ngón tay

Viêm khớp là nguyên nhân hàng đầu gây sưng khớp ngón tay

Viêm khớp là nguyên nhân hàng đầu gây sưng khớp ngón tay

Các đốt ngón tay bị sưng có thể là dấu hiệu của bệnh thoái xương khớp, viêm khớp dạng thấp hoặc bệnh gout. Nếu da tay cũng có biểu hiện tổn thương do viêm thì bạn cần đề phòng nguy cơ mắc viêm khớp vảy nến, một bệnh mạn tính gây đau khớp, sưng và cứng khớp. 

Các tình trạng viêm xương khớp nói trên đều có thể gây cứng khớp, đau và nổi cục ở các đốt ngón tay. Viêm khớp dạng thấp thường gây cứng khớp buổi sáng và có thể gây biến dạng ngón tay nếu không điều trị kịp thời.

Người gặp triệu chứng này nên trao đổi với bác sĩ để tìm ra giải pháp điều trị phù hợp. Để giảm sưng và đau khớp ngón tay tạm thời, bạn có thể chườm lạnh, nâng cao tay. Người bị thoái hóa khớp có thể bổ sung glucosamine, omega-3 và collagen để cải thiện sức khỏe.

Đau tay và cứng khớp

Bàn tay bị đau nhức, cử động khó khăn có thể cảnh báo viêm khớp, vảy nến, eczema, bệnh cước hoặc hội chứng Raynaud. Trong đó, hội chứng Raynaud xảy ra do co thắt các mạch máu ngoại vi khi gặp lạnh, dẫn đến giảm lưu lượng máu đến nuôi bàn tay. Người mắc hội chứng ống cổ tay cũng dễ nhận thấy bàn tay bị cứng, đau nhức. 

Trong mùa Đông, người bị cước có thể chườm khăn ấm lên tay, mặc trang phục chống thấm nước, dưỡng ẩm đều đặn. Hạn chế mặc đồ quá chật làm cản trở lưu thông máu tới tay chân.

Run tay

Có nhiều nguyên nhân gây run tay như lo âu, mệt mỏi hoặc do uống quá nhiều cà phê, nhưng phổ biến nhất là run vô căn lành tính không kèm theo bệnh lý nền. Ngoài ra, run vô căn còn gặp ở người mắc Parkinson, các chứng rối loạn cơ hoặc cường giáp. Do đó, đây là triệu chứng bất thường ở bàn tay mà bạn nên thăm khám càng sớm càng tốt.

Đầu ngón tay đỏ, trắng hoặc tái xanh

Hội chứng Raynaud là tình trạng các mạch máu ngoại vi bị co thắt khi gặp lạnh hoặc các tình huống căng thẳng

Hội chứng Raynaud là tình trạng các mạch máu ngoại vi bị co thắt khi gặp lạnh hoặc các tình huống căng thẳng

Hội chứng Raynaud xảy ra khi mạch máu co thắt làm giảm lưu lượng máu đến ngón tay, khiến màu sắc vùng da bị ảnh hưởng chuyển màu trắng hoặc xanh kèm theo cảm giác lạnh và tê buốt. Trường hợp này, bạn nên giữ ẩm cho tay trong mùa Đông và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Ngón tay bị đỏ có thể là biểu hiện của các bệnh da liễu như vảy nến, eczema hoặc viêm quanh móng. 

Tay nổi ban đỏ, mụn mủ

Những triệu chứng nói trên có thể do viêm da hoặc bệnh vảy nến gây ra. Vảy nến là bệnh tự miễn mạn tính gây ra những tổn thương dạng vảy đỏ hồng, đôi khi đi kèm với mụn mủ hoặc làm da nứt nẻ. Bệnh eczema hay chàm còn khiến da tay bị khô, đỏ, ngứa và viêm. Viêm da dị ứng cũng gây ra biểu hiện tương tự.

Khi có dấu hiệu này, bạn nên khám tại cơ sở chuyên khoa da liễu. Về sinh hoạt, nên hạn chế tiếp xúc với hóa chất dễ gây kích ứng như cao su latex hoặc xà phòng.

Móng tay có đốm trắng

Móng tay có đốm trắng cảnh báo cơ thể thiếu hụt vi chất cần thiết

Móng tay có đốm trắng cảnh báo cơ thể thiếu hụt vi chất cần thiết

Những đốm trắng trên móng tay thường cảnh báo chấn thương nhẹ ở nền móng. Ngoài ra, triệu chứng này còn liên quan đến nguy cơ thiếu hụt vi chất kẽm, bệnh eczema hoặc nhiễm nấm móng tay (khi đi kèm biểu hiện móng tay bị bong tróc).

Móng tay gãy giòn, ngả vàng

Nhiễm nấm móng tay có thể khiến móng bị nhiễm trùng trở nên dày lên, đổi màu vàng hoặc dễ gãy. Một số trường hợp móng tay ngả vàng có liên quan đến bệnh phổi. Móng tay giòn có thể liên quan đến tình trạng thiếu hụt vitamin hoặc sắt. 

Để chăm sóc đôi bàn tay trong trường hợp này, bạn nên dùng thêm kem dưỡng da tay hoặc dầu dưỡng móng tối thiểu 1 lần/ngày. Chế độ ăn giàu protein, sắt và kẽm kết hợp thực phẩm bổ sung biotin cũng giúp cải thiện sức khỏe móng.

 
Quỳnh Trang (Theo Telegraph)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp