Ăn uống lành mạnh sẽ giúp bảo vệ bộ não, phòng ngừa mất trí nhớ
4 cách phòng ngừa mất trí nhớ ở người cao tuổi
Thiếu hụt chất dinh dưỡng phổ biến này có thể tăng nguy cơ mất trí nhớ
Liên hệ bất ngờ giữa suy giảm thính lực và mất trí nhớ
Muốn phòng ngừa mất trí nhớ và bệnh Alzheimer: Hãy ăn chất béo tốt
1. Cho não tập luyện
Thử thách não bộ với các hoạt động mới có thể giúp bộ não khỏe mạnh hơn và các tế vào thần kinh bị tổn thương sẽ được thay thế. Bạn có thể thử:
- Chơi các trò chơi liên quan đến lập kế hoạch và ghi nhớ như cờ vua
- Chơi các trò chơi kiểm tra vốn từ vựng như ô chữ và Scrabble (ghép từ giữa 2 hoặc nhiều người)
- Học một kỹ năng mới - có thể là ngôn ngữ hoặc nhạc cụ
- Tính nhẩm các khoản tiền trong đầu.
2. Vận động thể chất
Tập thể dục làm tăng lưu lượng máu đến não và cũng giúp ích cho hệ thần kinh. Bạn nên:
- Đi cầu thang bộ chứ không phải thang máy
- Đỗ xe xa hơn bình thường để đi bộ thêm một đoạn
- Đưa chó đi dạo lâu hơn và xa hơn
- Đi xe đạp
- Làm vườn.
Bạn nên đội mũ bảo hiểm kể cả khi đi xe đạp, bởi chấn thương đầu làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về trí nhớ.
Làm vườn sẽ làm tăng lưu lượng máu đến não, phòng ngừa mất trí nhớ
3. Ăn uống lành mạnh
Giống như các phần khác trên cơ thể, bộ não cũng cần các dưỡng chất tốt. Chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh giúp ngăn ngừa đái tháo đường và tăng huyết áp - những vấn đề sức khỏe làm suy giảm sức khỏe tinh thần. Bạn cũng nên kiểm soát cân nặng ở mức bình thường, khỏe mạnh.
Nhu cầu năng lượng thường giảm sau 70 tuổi, nhưng bạn nên chú ý những dưỡng chất như dưới đây trong chế độ ăn uống của mình:
- Chất đạm (protein): Đây là dưỡng chất cần thiết để cung cấp cho não các acid amin. Những thực phẩm chứa protein lành mạnh gồm: Cá, thịt gia cầm, thịt nạc, ngũ cốc, đậu, sữa và các sản phẩm từ sữa.
- Chất béo không bão hòa: Có trong cá béo, các loại hạt, dầu hướng dương, dầu olive. Chất béo không bão hòa là thành phần quan trọng của màng tế bào thần kinh. Bạn nên tránh các chất béo bão hòa có trong thịt, sữa, bánh quy, bánh nướng...
- Carbohydrate: Carbohydrate cung cấp glucose - nhiên liệu mà các tế bào thần kinh cần để hoạt động. Vì não không thể lưu trữ nhiều glucose, nó phải nhận được nguồn cung cấp ổn định từ máu. Vì vậy, bữa sáng là bữa rất quan trọng trong việc cung cấp cho bộ não đủ nhiên liệu cho cả ngày.
Khi chọn carbohydrate, nên chọn các thực phẩm có chỉ số chuyển hóa đường huyết thấp hoặc trung bình, như gạo nâu, đậu xanh, đậu thận, yến mạch, bánh mì ngũ cốc nguyên cám. Bởi những loại thực phẩm này sẽ giải phóng glucose vào máu ổn định hơn. Bạn nên tránh các thực phẩm chỉ số đường huyết cao như khoai tây, nước ngọt, bánh ngọt và kẹo.
- Ăn nhiều rau củ quả: Rau củ quả rất giàu chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào thần kinh.
4. Ngừng hút thuốc
Hút thuốc có thể ảnh hưởng đến trí nhớ cũng như gây ra vô số vấn đề sức khỏe khác. Những người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao gấp đôi so với những người không hút thuốc. Bỏ thuốc lá sẽ làm giảm nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ.
5. Kiểm soát căng thẳng
Căng thẳng mạn tính có thể làm tăng nguy cơ mất trí nhớ. Căng thẳng cũng có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm và lo lắng, cả hai đều có thể ảnh hưởng đến trí nhớ. Bạn nên tìm cách thư giãn để giảm căng thẳng, hít thở sâu hoặc đơn giản hóa cuộc sống.
6. Hạn chế rượu bia
Uống nhiều rượu trong một thời gian dài có thể dẫn đến tổn thương não. Tuy nhiên, uống một chút rượu có thể giúp ngăn ngừa mất trí nhớ. Nguyên nhân có thể do rượu làm giảm nguy cơ đông máu, giảm tổn thương mô.
Tuy nhiên, tác hại của rượu ở người cao tuổi lớn hơn so với người trẻ tuổi. Hơn nữa, rượu cũng có khả năng tương tác với thuốc. Bởi vậy, nếu bạn đang phải dùng loại thuốc nào đó, hãy hỏi ý kiến bác sỹ xem có phải kiêng rượu bia không.
7. Khám sức khỏe định kỳ
Khám sức khỏe định kỳ có thể giúp sớm phát hiện các bệnh như đái tháo đường, bệnh tim, tăng huyết áp, bệnh tuyến giáp và trầm cảm. Những căn bệnh này làm tăng nguy cơ mất trí nhớ.
Để đỡ bị quên, bạn có thể áp dụng những cách sau:
- Luôn để những thứ cần dùng thường xuyên như chìa khóa, kính... ở cùng một nơi.
- Đánh dấu vào lịch những ngày hoặc những việc cần làm.
- Lập danh sách những việc cần làm mỗi ngày.
- Nhờ bác sỹ, dược sỹ ghi cụ thể từng loại thuốc và túi thuốc, theo từng ngày để uống đúng thời gian.
Bình luận của bạn