10 điều bạn đang làm gây ra lo âu

Lo âu là cảm giác gây ra bởi sợ hãi và phiền muộn

Người bị rối loạn lo âu nên ăn những thực phẩm này

10 cách để giảm ngay căng thẳng, rối loạn lo âu

Bị rối loạn lo âu: Nên bổ sung ngay những dưỡng chất dưới đây!

6 loại tinh dầu giúp giảm lo âu hiệu quả

Ăn quá nhiều đường

Ăn quá nhiều đường không chỉ khiến vòng eo tăng lên mà còn tàn phá sức khỏe tinh thần của bạn. Tiến sỹ Talia Mandel - Đại học New York (Mỹ) cho biết: Chế độ ăn uống của chúng ta liên hệ trực tiếp với hệ thần kinh, các hormone và tất cả các hoạt động thể chất. Đường làm gia tăng hormone cortisol gây ra các triệu chứng lo âu.

Thay vì ăn bánh quy hay kẹo ngọt để thỏa mãn sự thèm thuồng, bạn hãy thử các loại trái cây hay mật ong hoặc một thanh chocolate đen chẳng hạn.

Ngủ không đủ giấc

Ngủ đúng nhịp sinh học ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động của cơ thể, đặc biệt là tâm lý. Cơ thể cần được sạc lại cho nên giấc ngủ là vô cùng quan trọng, TS. Mandel nói.

Điều này cũng không có nghĩa là bạn phải ngủ từ 10 giờ tối đến 6 giờ sáng, nhưng bạn nên đặt cho mình một lịch cụ thể và thực hiện theo. “Cơ thể sẽ hoạt động hiệu quả nếu được ngủ đủ giấc và đúng nhịp sinh học của mỗi người”.

Uống nhiều cà phê

Hãy cẩn thận nếu cứ vài tiếng bạn lại "nã" một ly lớn cà phê. “Nếu chúng ta không có chế độ ăn uống hay một lịch ngủ hợp lý, chúng ta buộc phải sử dụng chất kích thích, và điều nãy sẽ dẫn đến tình trạng lo lắng tăng cao”, TS. Mandel cho biết. Thay vì sử dụng chất kích thích, hãy thử tập thể dục hay ngồi thiền.

Uống rượu để giải tỏa ức chế

Rượu bia có thể tác động vào tâm lý người sử dụng, nhưng một khi nó ảnh hưởng đến hệ sinh học cảm xúc, nó cũng gây ra lo âu, nhiều lo âu hơn mức bình thường.

Không sống trong thực tại

Ngồi thiền, tập yoga, sống trong hiện tại sẽ giúp bạn không còn lo lắng

Mặc dù dự tính cho tương lai là tốt nhưng đôi khi bạn cảm thấy choáng ngợp khi không kiểm soát được mọi thứ xảy ra. "Khi chúng ta dự đoán những gì sẽ xảy ra, chúng ta tự nhiên tạo ra sự lo lắng. Trầm cảm thường sống trong quá khứ và lo lắng sống trong tương lai". Thế nên hãy cố sống trong hiện tại hết sức có thể, thiền, yoga và bình tĩnh trước tương lai.

Quên thở đều

Hơi thở có thể làm giảm sự lo âu. Đôi khi chúng ta chỉ thở ngắn và điều đó làm cho sự lo lắng không giảm đi mà còn tăng lên.

Xem điện thoại, tivi quá nhiều

Bạn nên giới hạn bản thân chỉ 1 hoặc 2 giờ mỗi ngày, để giảm căng thẳng và lo lắng. Dành ít thời gian xem điện thoại, tivi sẽ giúp bạn có thời gian rảnh hơn để sống.

Không đặt ra ranh giới

Không có gì sai khi là một người tốt bụng, nhưng khi bản tính giúp đỡ người khác gây cho mình lo lắng thì bạn cũng nên học cách từ chối. Đặt ra ranh giới và nói chuyện thẳng thắn với người đối diện là một cách để bạn không bị ngợp trong một đống công việc.

Quên chăm sóc bản thân

Chính việc quên chăm sóc bản thân sẽ làm cho bạn thêm lo lắng.

Quá cầu toàn

Chúng ta thường đặt những kỳ vọng quá cao cho bản thân, và khi không thực hiện được những kỳ vọng ấy, chúng ta lại tự gây ra sự lo lắng cho bản thân. Nếu bạn đặt ra những mục tiêu thực tế hơn, linh hoạt hơn, bạn sẽ dễ thành công và ít lo lắng, thất vọng.

Trịnh Tây H+ (Theo livestrong)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh