Lưu ý "sống còn" cha mẹ cần nhớ khi trẻ bị động kinh

Biểu hiện của bệnh động kinh là trẻ bị co giật lặp đi, lặp lại nhiều lần

7 quan điểm sai lầm về bệnh động kinh

Bệnh động kinh có thể chữa khỏi bằng những phương pháp này

Dấu hiệu tố cáo bạn sắp lên cơn đau nửa đầu

Mắc bệnh động kinh mang thai có hại gì không?

Xác định đúng nguyên nhân gây co giật

Khi bé có dấu hiệu co giật, cha mẹ cần cho bé đi khám để xác định chính xác trẻ bị co giật do động kinh hay do một nguyên nhân khác. Việc sử dụng thuốc phải tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sỹ điều trị.

Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sỹ

Mẹ hãy tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sỹ, không nên so sánh cách điều trị của trẻ nhà mình với trẻ khác. Vì bác sỹ sẽ căn cứ vào cơ địa, tình trạng bệnh mà cho trẻ uống những loại thuốc khác nhau, với liều lượng thích hợp.

Cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sỹ khi dừng sử dụng thuốc chống động kinh cho trẻ

Thời gian điều trị bệnh động kinh ở trẻ kéo dài hàng năm, kể cả khi mẹ thấy các cơn co giật không còn xuất hiện, trẻ cũng cần điều trị thêm khoảng 2 năm nữa. Cha mẹ không được tự ý cho trẻ dừng uống thuốc chống động kinh. Trước khi dừng thuốc, trẻ cần làm xét nghiệm như điện não đồ, xét nghiệm máu… Nếu các chức năng đều ổn định trong một thời gian dài, bác sỹ sẽ cân nhắc tới việc cho trẻ dừng uống thuốc.

Ghi chép lại tần suất cơn co giật của trẻ

Khi trẻ lên cơn co giật, cha mẹ hãy ghi chép lại thông tin cụ thể: Dấu hiệu xuất hiện, cơn co giật như thế nào, thời gian co giật, tần suất… để báo lại với bác sỹ trong lần khám tiếp theo. 

Tái khám thường xuyên để điều chỉnh lượng thuốc

Thời gian đầu khi mới phát hiện bệnh (khoảng 6 tháng đầu) cha mẹ nên cho bé đi khám thường xuyên mỗi tháng một lần. Bác sỹ sẽ căn cứ vào các xét nghiệm điện não đồ, xét nghiệm máu để đánh giá tình trạng bệnh. Sau đó, bé cần đi tái khám theo lịch 3 tháng/lần để theo dõi tiến triển của việc điều trị đồng thời có những chỉ định tăng, giảm liều thuốc sử dụng.

Trẻ bị động kinh cần uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sỹ

Cho trẻ đi khám ngay nếu có cơn co giật sau dừng thuốc

Dù chữa trị đúng theo hướng dẫn trẻ bị động kinh kinh vẫn có tỷ lệ tái phát là 25% đặc biệt là động kinh cục bộ. Tình trạng này có thể xuất hiện sau 1, 2 năm hay lâu hơn sau khi trẻ đã ổn định bệnh hoặc dừng uống thuốc. Khi thấy trẻ có triệu chứng co giật tái phát cha mẹ cần cho trẻ đi khám ngay.

Lưu ý khi cho trẻ uống thuốc

Cha mẹ cần cho trẻ uống thuốc đầy đủ, đúng giờ theo chỉ định của bác sỹ, không nên cho trẻ uống thuốc trong tình trạng đói bụng. Khi cả nhà đi du lịch cha mẹ đừng quên mang theo thuốc cho trẻ bởi việc dừng thuốc đột ngột sẽ dẫn đến tình trạng kháng thuốc. Với trẻ động kinh, việc dùng thuốc điều trị khác cần có ý kiến của bác sỹ điều trị, cha mẹ không nên tự ý mua thuốc cho trẻ uống. Vì có thể các loại thuốc đó sẽ gây phản ứng với thuốc chống động kinh hoặc ảnh hưởng không tốt tới bệnh của trẻ.

Một số lưu ý khác

- Không nên để ánh sáng mạnh chiếu vào mắt trẻ. Thị giác của trẻ chưa hoàn thiện, chiếu ánh sáng mạnh có thể gây tổn thương mắt và làm ảnh hưởng tới các dây thần kinh thị giác của não bộ và có thể khiến trẻ lên cơn động kinh (động kinh quang).

- Khi trẻ phát bệnh, tuyệt đối không ghì chặt trẻ xuống sàn và không cho trẻ ăn uống bất cứ thứ gì. Những hành động này có thể dẫn đến ngạt thở, gây nguy hại cho tính mạng trẻ.

- Hãy luôn giữ tinh thần trẻ được thoải mái, không làm trẻ bị tổn thương cả về thể chất lẫn tinh thần, hay khiến trẻ suy sụp khiến cho tình trạng bệnh trở nặng.

- Tránh đánh thức trẻ dậy đột ngột bằng cách la hét, kéo chăn, đập hay vỗ mạnh vào người trẻ, hay dùng âm thanh lớn. Cách đánh thức đột ngột khiến trẻ giật mình hoảng loạn, có thể ảnh hưởng xấu tới não bộ.

Ngoài việc dùng thuốc thường xuyên, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, giữ tâm lý thoải mái vui vẻ thì cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng một số sản phẩm thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh động kinh. Nhiều nghiên cứu còn cho thấy: Sử dụng các hoạt chất thiên nhiên có tác dụng tăng cường nồng độ của GABA (chất dẫn truyền thần kinh ức chế quan trọng nhất của hệ thần kinh trung ương) sẽ giúp hạn chế sự phóng điện quá mức của các tế bào thần kinh để kiểm soát các cơn co giật, điển hình như hoạt chất Rhynchophyllin có trong cây Câu đằng. Bên cạnh đó hoạt chất này còn giúp kiểm soát các cơn co giật bằng cách cân bằng nồng độ các chất điện giải, ổn định điện thế màng tế bào thông qua cơ chế điều chỉnh hoạt động của kênh Natri – Kali, hạn chế nguy cơ xuất hiện các cơn co giật xảy ra trong thời kỳ mang thai.

Thanh Tú H+ 

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh