Để phòng tránh rối loạn tiền đình, người bệnh không nên quay cổ hoặc đứng lên ngồi xuống quá nhanh
Phân biệt thiểu năng tuần hoàn não và rối loạn tiền đình
Lưu ý khi dùng cinnarizin trị rối loạn tiền đình
Cẩm nang về rối loạn tiền đình
Ai dễ mắc bệnh rối loạn tiền đình?
Hiểu để điều trị đúng
Rối loạn tiền đình là bệnh lý rất hay tái phát, ảnh hưởng đến công việc và chất lượng cuộc sống. Có hai loại rối loạn tiền đình:
Rối loạn tiền đình ngoại biên: Chóng mặt khi thay đổi tư thế, đây là dạng bệnh lành tính, khiến người bệnh khó chịu trong sinh hoạt, cơn chóng mặt thường thoáng qua thời gian ngắn và xuất hiện khi thay đổi tư thế như: Lắc đầu, từ nằm chuyển sang ngồi. Trường hợp nặng người bệnh không thể đi đứng được, cơn chóng mặt thường kèm theo nôn ói rất nhiều và kéo dài, ù tai, giảm thính lực, nặng đầu, khó tập trung…
Rối loạn tiền đình trung ương: Là bệnh lý thường gặp với những biểu hiện của tình trạng thiểu năng tuần hoàn não, người bệnh đi đứng khó khăn, khi thay đổi tư thế bị choáng váng, chóng mặt, thỉnh thoảng kèm theo nôn.
Cần phòng tránh nguy cơ
Để phòng ngừa và tránh tái phát bệnh, cần tránh ngồi nhiều trong phòng điều hoà, ngồi lâu trước máy vi tính; Uống nước thường xuyên khoảng 2 lít/ngày; Thường xuyên tập thể dục nhất là vùng đầu, cổ gáy. Người bệnh không nên quay cổ hoặc đứng lên ngồi xuống quá nhanh; Tránh lái xe hoặc điều khiển máy móc có động cơ mạnh nếu thường xuyên bị choáng váng.
Bệnh nhân cũng cần giảm căng thẳng, lo âu, tránh đọc sách báo khi ngồi ô tô, nên ngồi hoặc nằm ngay xuống nếu cảm thấy chóng mặt... Chóng mặt ít khi là triệu chứng bệnh lý trầm trọng, nhưng nếu xuất hiện một trong các triệu chứng như: Nhức đầu đột ngột, sốt từ 38 độ C trở lên, mờ mắt, không nhìn rõ sự vật, nhìn đôi, mất thị lực, giảm thính giác... thì nên đến khám ngay tại cơ sở y tế chuyên khoa tai mũi họng, thần kinh vì ngoài rối loạn tiền đình, các triệu chứng và dấu hiệu này có thể báo hiệu một số bệnh lý nặng như: Tai biến mạch máu não, u não, bệnh Parkinson, bệnh tim mạch, bệnh đa xơ cứng.
Một chế độ ăn hợp lý, một thói quen sinh hoạt tích cực sẽ góp phần hiệu quả trong việc đẩy lùi nguy cơ rối loạn tiền đình. Người bệnh rối loạn tiền đình nên tránh các loại thực phẩm và đồ uống có lượng đường, lượng muối cao.
Tránh các thực phẩm và đồ uống có chứa các chất kích thích như caffeine vì caffeine có thể khiến tình trạng ù tai tăng lên. Hạn chế rượu, bia bởi rượu, bia sẽ tác động lên hệ thần kinh trung ương có thể gây các cơn đau đầu với bệnh nhân rối loạn tiền đình. Nên tiêu thụ nhiều thực phẩm như: Rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung lượng vitamin, tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.
Bình luận của bạn