- Chuyên đề:
- Khỏe & đẹp sau tuổi 35
Loãng xương là bệnh thường gặp ở nữ giới ở giai đoạn tiền mãn kinh
Run rẩy, loạng choạng vì uống quá liều thuốc sổ mũi
Cách phòng ngừa và hỗ trợ điều trị loãng xương dễ dàng tại nhà
Thực phẩm ngăn ngừa bệnh loãng xương
Phát hiện "thủ phạm" gây loãng xương cho người Việt
Nguyên nhân loãng xương ở phụ nữ tiền mãn kinh
Phụ nữ tiền mãn kinh thường có nguy cơ loãng xương cao do lượng estrogen sụt giảm nhanh chóng. Estrogen là nội tiết tố của buồng trứng, đóng vai trò quan trọng tạo nên hình thể và dáng vẻ của phụ nữ. Estrogen còn giúp bảo vệ cho khung xương của phụ nữ. Tác động của estrogen lên xương là một quá trình tương đối phức tạp: Estrogen thúc đẩy, kéo dài tuổi thọ và làm tăng số lượng của các tế bào tạo xương; Estrogen cũng cản trở sự sinh ra các tế bào hủy xương, làm giảm đi quá trình hủy xương. Bên cạnh đó, estrogen tác động lên ruột, làm tăng sự hấp thu calci trong thức ăn, tăng vận chuyển calci từ máu vào xương, tăng sự chắc chắn cho xương.
Thiếu hụt estrogen khiến phụ nữ dễ có nguy cơ loãng xương
Giai đoạn tiền mãn kinh chính là lúc lượng estrogen trong cơ thể sụt giảm nhanh chóng và đột ngột, mất sự bảo vệ của estrogen nên quá trình hủy xương gia tăng và quá trình tạo xương giảm sút cùng với sự hấp thu và chuyển hóa calci cũng giảm sút. Loãng xương kéo dài sẽ gây ra các nguy cơ gãy xương và mắc các bệnh về xương khớp.
Bệnh loãng xương không có dấu hiệu và triệu chứng cụ thể nên chị em rất khó nhận ra khi bệnh mới ở giai đoạn nhẹ. Khi bước vào giai đoạn nặng, bệnh loãng xương mới có những triệu chứng rõ rệt và được chẩn đoán bằng test mật độ chất khoáng trong xương. Bệnh loãng xương có những triệu chứng như: Đau cột sống, đau lưng âm ỉ, thấy nhói đau khi đứng lên hoặc vận động, chiều cao giảm dần theo tuổi, lưng còng, sụt cột sống, vẹo cột sống. Ở người cao tuổi va chạm nhẹ rất dễ gãy xương nhất là ở khớp háng, xương sống và xương dài ở các chi.
Phòng tránh bệnh loãng xương ở phụ nữ tiền mãn kinh
Chị em nên phòng ngừa bệnh loãng xương ngay từ khi còn trẻ, khi khối lượng xương bắt đầu có xu hướng giảm (sau 35 tuổi) và chống loãng xương tích cực hơn khi bước vào tuổi mãn kinh. Dưới đây là một số phương pháp hạn chế và cải thiện loãng xương ở phụ nữ tiền mãn kinh:
Ưu tiên thực phẩm giàu calci, vitamin D: Calci và vitamin D sẽ tăng cường độ chắc khỏe cho xương, giảm nguy cơ loãng xương và gãy xương. Chị em nên ăn các thực phẩm như cá hồi, cá thu, cá trích, trứng, gan, sữa ít béo hoặc sữa tách béo, cải xoăn, giá đỗ, đậu nành súp lơ xanh, cần tây, rau diếp…
Tránh xa thực phẩm không tốt cho xương: Nên tránh bia rượu, thuốc lá, cà phê vì chúng làm giảm lượng calci trong xương; Hạn chế ăn mặn, ăn đồ ngọt vì những thực phẩm này ngăn cản cơ thể hấp thụ calci, làm giảm lượng calci và gây ra bệnh loãng xương.
Chăm chỉ vận động: Những bài thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp chị em phòng ngừa, điều trị bệnh loãng xương. Chị em có thể tập yoga, đi bộ, đạp xe, bơi lội để cơ thể tăng cường hấp thụ calci, khiến cơ dẻo dai hơn, xương chắc khỏe và chống loãng xương.
Bổ sung nội tiết tố estrogen: Sự thay đổi estrogen trong cơ thể là nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương ở phụ nữ tiền mãn kinh. Vì vậy, nên bổ sung estrogen cho cơ thể thông qua thức ăn hoặc các sản phẩm thực phẩm chức năng để giảm thiểu nguy cơ loãng xương.
Thành phần: Gồm các loại thảo dược tự nhiên như cao Hà thủ ô đỏ, cao mầm Cải củ, cao lá Sen bánh tẻ, cao lá Dâu non… kết hợp với các nguyên liệu quý như Delta-Immune, DHEA, Pregnenolone…
Công dụng:
- Giúp hỗ trợ cân bằng nội tiết tố
- Giúp chống lão hóa, kéo dài tuổi xuân cho phụ nữ
- Giúp giảm triệu chứng tiền mãn kinh và mãn kinh như bốc hỏa, lo âu…
- Giúp phòng ngừa khô âm đạo, loãng xương…
- Giúp làn da mịn màng, mềm mại và tươi trẻ
- Giúp tăng cường hoạt động miễn dịch của cơ thể.
Giấy Xác nhận nội dung quảng cáo: 2025/2014/XNQC-ATTP
*Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
**Thông tin về sản phẩm do nhà phân phối/tiếp thị cung cấp và chịu trách nhiệm.
Liên hệ để được tư vấn: 0912.087.875; www.ylan.net.vn
Bình luận của bạn