Xương của người khỏe mạnh và người bị bệnh loãng xương
Khoảng 2,5 triệu người Việt đang bị loãng xương
Bệnh COPD dễ rủ bệnh gì tới theo?
Điều nên làm khi chăm sóc cha mẹ về già
Tiếp xúc với cadmium có trong pin, khói thuốc lá, thực phẩm dễ gây yếu xương
Các nhà nghiên cứu ước tính, tất cả các ca gãy xương do loãng xương có thể lên đến 2,7 triệu ca ở nam giới và phụ nữ châu Âu trong năm 2010. Chi phí y tế tương ứng ở 5 nước có tỷ lệ loãng xương cao nhất châu Âu đã lên đến 29 tỷ Euro. Gánh nặng xã hội và gánh năng y tế do loãng xương đặt ra một thách thức với sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới.
“Trong khi chi phí của thực phẩm chức năng calci và vitamin D khá rẻ nhưng con người lại không sử dụng tốt những nguồn thực phẩm này, dẫn tới nguy cơ cao mắc bệnh trong tương lai”, TS. Jean-Yves Reginster – Hội Y tế Công cộng Bỉ, đồng tác giả nghiên cứu cho biết.
Mô hình nghiên cứu này dựa vào đặc điểm dân số châu Âu để dự báo nguy cơ sức khỏe tiềm tàng trong tương lai, theo đó, nguy cơ bệnh loãng xương và gãy xương có liên quan sẽ tăng mạnh. Theo các nhà nghiên cứu, bổ sung mỗi ngày với 0,02mg (800IU) vitamin D và 1gr calci từ sữa cho cả nam và nữ trong các độ tuổi từ 50 đến 80 là đủ để bảo vệ sức khỏe và phòng chống loãng xương.
Không chỉ có sữa, các chế phẩm từ sữa như sữa chua cũng được đánh giá cao. Với lượng 28gr sữa chua mỗi ngày, người dùng không chỉ không cần lo lắng đến nguy cơ loãng xương mà nó còn giúp giảm 18% nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2.
Bình luận của bạn