Mẹ đang cho con bú cần tránh những gì để không ảnh hưởng tới bé?

Mẹ đang cho con bú cần lưu ý tới đồ ăn thức uống hàng ngày

8 điều không nên làm với bầu vú khi cho con bú

Đang cho con bú có nên nhuộm tóc, sơn móng tay, làm đẹp?

Cho con bú giúp mẹ giảm nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng

Phụ nữ đang cho con bú không nên ăn gì?

Bỏ hút thuốc

Trong thời kỳ mang thai và cho con bú, người mẹ tuyệt đối không nên hút thuốc lá. Việc mẹ hút thuốc có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con trong những năm về sau. Khi mẹ hút thuốc, không chỉ nicotin mà hàng nghìn chất độc hại khác cũng truyền cho con qua sữa mẹ. Mẹ hút thuốc lá làm tăng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh.

Mẹ không nên hút thuốc lá khi cho con bú

Cẩn trọng khi sử dụng thuốc 

Nếu đang cho con bú bạn cần phải cẩn thận khi dùng thuốc. Tránh dùng các loại thuốc giảm đau thông thường hoặc bất kỳ loại thuốc nào trong giai đoạn cho con bú. Nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào và cần phải dùng thuốc hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ và cho bác sỹ biết việc bạn đang cho con bú. Bác sỹ sẽ kê đơn cho bạn dùng các loại thuốc mà không ảnh hưởng đến em bé.

Kem dưỡng da

Hãy cẩn thận khi sử dụng kem dưỡng da hoặc các bất kỳ loại kem bôi trên da nào. Bởi trẻ có thể tiếp xúc với kem dưỡng da khi tiếp xúc với da và núm vú của mẹ. Chỉ nên sử dụng các loại kem dưỡng da, kem bôi theo chỉ dẫn của bác sỹ.

Nên cẩn trọng khi dùng kem dưỡng da và các loại kem bôi khi cho con bú

Chất khử mùi

Nên tránh sử dụng chất chống ra mồ hôi và chất khử mùi trong giai đoạn đang cho con bú. Bởi các hóa chất trong các sản phẩm này có thể lưu lại trên da của bạn và gây hại cho em bé.

Thức ăn dễ gây dị ứng 

Tác nhân gây dị ứng phổ biến nhất là sữa bò, đậu nành, lúa mì, ngô, trứng và lạc. Các triệu chứng sẽ xuất hiện ở trẻ trong khoảng 4 đến 24 giờ sau khi bú sữa mẹ có chứa các loại thực phẩm này. Nếu nghi ngờ trẻ bị dị ứng thực phẩm, bạn có thể loại trừ những thực phẩm này ra khỏi chế độ ăn trong 2 đến 3 tuần trước khi làm rõ nguyên nhân.

Nếu có thói quen hay yêu thích cà phê, bạn nên cẩn thận. Caffeine từ các loại thức uống này có thể tồn tại trong sữa mẹ và vào cơ thể bé. Do không bài tiết caffeine được như người lớn nên bé bị ngứa ngáy, khó chịu và chậm chí là không ngủ được nếu có nhiều caffeine trong cơ thể.

Thanh Tú H+ (Theo Boldsky)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp