Nước rửa tay diệt khuẩn giúp làm sạch tay nhanh chóng
Sai lầm thường gặp khi sử dụng dung dịch rửa tay khô
Infographic: Biện pháp rửa tay khi thiếu nước sạch và xà phòng
Sử dụng nước rửa tay khô như thế nào để diệt khuẩn hiệu quả?
6 sai lầm thường gặp khi rửa tay
Cơ chế hoạt động của nước rửa tay khô
Nước rửa tay khô hoặc gel rửa tay là các sản phẩm diệt khuẩn tiện lợi, cần thiết trong mùa dịch COVID-19. Các thành phần cồn có trong sản phẩm (ethanol, 2-propanol hay isopropyl alcohol) có thể diệt khuẩn bằng cách phân hủy lớp vỏ protein bên ngoài vi sinh vật và cản trở quá trình trao đổi chất của chúng. Do đó, dung dịch sát khuẩn chứa cồn có thể nhanh chóng làm giảm số lượng vi khuẩn lưu trú trên bàn tay.
Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ, nước rửa tay khô đem lại hiệu quả diệt khuẩn tương đương việc rửa tay với xà phòng và nước. Một số nghiên cứu cho thấy, sử dụng nước rửa tay thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ lây nhiễm các bệnh do virus cúm mùa, khuẩn Salmonella. Tuy nhiên, nước rửa tay không thể diệt một số vi sinh vật như ký sinh trùng Cryptosporidium, vi khuẩn Clostridium difficile, Norovirus…
Khi nào nên sử dụng nước rửa tay khô?
Sử dụng nước rửa tay khô trong trường hợp xà phòng và nước không có sẵn
Các cơ quan y tế luôn khuyến cáo ưu tiên rửa tay với xà phòng và nước sạch, đặc biệt khi tay bạn dính các dị vật như đất, cát, bụi. Bạn chỉ nên dùng nước rửa tay khô, gel rửa tay trong trường hợp không tìm được được nguồn nước, hoặc sau khi rửa tay với xà phòng để tăng thêm khả năng khử khuẩn.
Khi tay bạn dính bụi bẩn, dầu mỡ hoặc các hóa chất độc hại (thuốc trừ sâu, kim loại nặng), sử dụng nước rửa tay khô sẽ không đem lại hiệu quả sát khuẩn cao.
Để phòng ngừa lây nhiễm COVID-19, chúng ta cần rửa tay vào những thời điểm sau:
- Trước và sau khi đến nơi công cộng, tiếp xúc với những mặt phẳng nhiều người cầm nắm như tay nắm cửa, nút bấm thang máy, xe đẩy trong siêu thị…
- Trước và sau khi ăn uống.
- Sau khi xì mũi, ho, hắt hơi, thay khẩu trang.
Cách sử dụng nước rửa tay khô đạt hiệu quả cao
Chọn nước rửa tay an toàn
Nước rửa tay khô đạt chuẩn cần chứa ít nhất 60% cồn ethanol. Dung dịch sát khuẩn có cồn có thể gây ngộ độc nếu dính vào mắt hoặc uống, nuốt phải. Do đó, cha mẹ nên để sản phẩm xa tầm tay trẻ nhỏ (đặc biệt là nước rửa tay có mùi thơm) và giám sát việc sử dụng.
Methanol và 1-propanol là thành phần bị cấm trong sản phẩm nước rửa tay diệt khuẩn do có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Trên thị trường, cồn methanol trong nước rửa tay rất khó để nhận biết. Vì vậy, người tiêu dùng cần tìm sản phẩm của thương hiệu uy tín, có giấy chứng nhận đầy đủ trước khi đưa vào lưu hành.
Kỹ thuật sử dụng nước rửa tay khô
Sau khi làm sạch tay bằng nước rửa tay, nên để tay khô tự nhiên
- Cho lượng nước rửa tay khô vừa đủ vào lòng bàn tay theo hướng dẫn sử dụng của nhãn hàng. Bạn có thể ước lượng một khoảng bằng đồng xu để đủ vệ sinh cả 2 bàn tay.
- Xoa 2 lòng bàn tay vào nhau, sau đó làm sạch các kẽ tay và mu bàn tay.
- Chỉ dừng xoa tay khi da bạn không còn ướt, sản phẩm đã bay hơi hết.
Bình luận của bạn