Sữa không giải quyết được loãng xương

Sữa chỉ bổ sung một phần lượng calci hay vitamin D cho cơ thể

5 thức uống giúp người già khỏe đẹp

“Già” cũng… vẫn cần “yêu”

Vận động - Nhu cầu thiết yếu tuổi già

Khó tính vì... cô đơn

Nhấc chân lên và... đi!

BS. Lê Kim Huệ - Trưởng khoa Truyền thông Giáo dục Sức khỏe, Trung tâm dinh dưỡng TP.HCM cho biết, để tốt cho xương, giúp xương chắc khỏe phải uống sữa từ lúc còn bé, nếu qua giai đoạn phát triển mới uống sẽ không có hiệu quả. Những người lớn tuổi, bắt đầu bước vào thời kỳ mãn dục ở nam và mãn kinh ở phụ nữ, lượng nội tiết tố giảm, kéo theo hệ lụy lượng hấp thu calci của cơ thể cũng giảm. Vì vậy, phải điều trị bằng nội tiết tố chứ không thể uống sữa là giải quyết được vấn đề này.

Đặc biệt, ở độ tuổi này, các cơ quan hấp thu của cơ thể yếu, khả năng hấp thu của cơ thể không thể đạt hết 100%. Bên cạnh đó, sữa chỉ bổ sung một phần rất thấp lượng calci hay vitamin D nên không có tác dụng trong việc ngăn ngừa loãng xương hay làm cứng xương. Tuy nhiên, nói như thế cũng không có nghĩa sử dụng sữa không giúp ích gì cho người lớn tuổi. “Thực tế cho thấy, người lớn uống sữa cũng hỗ trợ một phần trong việc giúp cứng xương, chứ không thể hỗ trợ hoàn toàn giúp cứng xương và phòng ngừa loãng xương”, BS. Huệ nói.

Trong thành phần của sữa có chất đạm, chất béo, vitamin, chất khoáng như sắt, kẽm, vitamin B, vitamin A… nên nó cung cấp Dinh dưỡng cho cơ thể, nhất là người lớn tuổi, ăn uống yếu. Đối với sữa giàu năng lượng, thường 100ml sẽ cung cấp khoảng 100kcal; Còn sữa ít năng lượng thì 100ml sữa cung cấp khoảng 65kcal.

Bên cạnh đó, BS. Huệ cũng nhấn mạnh, ngay cả những người bị thiếu calci từ bé dẫn đến còi xương và lớn lên bị loãng xương nếu chỉ uống sữa thì cũng không giải quyết được tình trạng loãng xương hay giúp cứng xương. Ngoài việc sử dụng sữa, phải dùng thêm các thực phẩm khác để bổ sung thêm lượng calci bên ngoài.

Ngoài việc sử dụng sữa, phải chú ý tăng cường các loại thực phẩm giàu calci

Đưa các thực phẩm giàu calci như đậu tương, nấm hương, ngao, súp lơ, tỏi tây, cá, tôm… vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày. Ngoài ra, các loại trái cây như ổi, cam, chanh cũng là những thực phẩm tốt cho xương khớp

Một hợp chất quan trọng cho các khớp xương mà không phải ai cũng biết, đó chính là glucosamine. Đây là hợp chất tự nhiên hình thành trong cơ thể, có tác dụng bôi trơn giúp duy trì sự đàn hồi của sụn khớp và hỗ trợ cho quá trình tạo dịch nhầy giữa các khớp xương. Nhưng tuổi càng cao, tốc độ tái tạo lượng chất này giảm dần khiến các khớp bị ma sát khi vận động, tạo thành các cơn đau, lâu dần khớp bị thoái hóa nếu không được điều trị.

Lúc này, bổ sung glucosamine thông qua ăn uống là giải pháp đơn giản giúp tăng cường chất bôi trơn cho khớp, mang lại sự dễ chịu thoải mái khi vận động, giảm hẳn các vấn đề tổn thương khớp xương. Theo nhiều nghiên cứu, nước hầm từ xương ống hay sụn sườn bò và bê có chứa nhiều glucosamine.

Các chuyên gia khuyến cáo, để tránh loãng xương, người cao tuổi nên hạn chế ăn mặn, không sử dụng chất kích thích như bia, rượu, cà phê…Tăng cường vận động, tập thể dục với các bộ môn có ích cho hệ xương khớp như yoga, bơi lội... Khoa học đã chứng minh việc tập thể dục đều đặn với cường độ thích hợp sẽ giúp hệ xương khớp dẻo dai, máu huyết lưu thông và hấp thu các dưỡng chất tốt hơn.
M.Hiếu H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Chăm già